Dấu vết thứ hai của sự trì hoãn xã thôn cổ thời là tục riêng các làng, tồn
tại cho đến năm 1945 ở Việt Nam. Đại khái họ đóng thuế, và chịu lịnh triều
đình như nhau, các nhà lãnh đạo mang chức tước đồng đều với nhau, nhưng
các làng không giống nhau, mà những cái lệ làng khác nhau ấy, xem ra
không có vẻ gì là mới có từ năm 1740 cả.
Ta nên nhìn rõ cái năm 1740. Đó là một chuyện quá mới, đối với lịch sử.
Mà lệ làng thì đã thâm căn cố đế, không thể bắt rễ quá sâu như vậy được từ
thế kỷ 18 đến nay.
Cũng nên nhớ là năm mà Pháp bỏ Hội đồng kỳ dịch ở các làng, lập ra
Hội đồng hương chính thì việc chống đối của dân và làng mạnh mẽ cho đến
nỗi họ phải lui bước sáu năm sau đó.
Một dân tộc bị trị, đã chịu đầu hàng rồi, các cuộc nổi loạn cứu vãn nền
độc lập kể như đã chấm dứt, tức họ đã đi vào thái độ cầu an, vậy mà họ
chống đối mạnh như thế thì chắc chắn không phải là vì những tục lệ mới có
từ năm 1740.
Dấu vết đáng kể hơn hết là các thần làng. Những vị dâm thần, nhứt định
không phải là chuyện mới bày năm bảy trăm năm mà là chuyện cũ hai ba
ngàn năm. Nếu các làng không tự trị trước năm 1740 thì cả thần thánh cũng
bị chánh phủ hóa hết rồi, không còn làm sao mà những dâm thần còn được
dung thứ.
Chánh phủ can thiệp vào sự thờ thần đã được ông Nguyễn Văn Khoan
dẫn chứng rõ ràng trong B.E.F.F.O. bài “Essai sur le Đình et le culte du
génie tutélaire des villages du TonKin”. Nhưng can thiệp vẫn không toàn
thắng thì đủ biết cái quyền tự trị của xã thôn không phải chỉ mới có từ năm
1740. Vua chúa chỉ thành công trong việc ban chức tước cho các thần cũ mà
vua chúa cho là xứng đáng vì công trạng hiển hách nào đó, như Thánh
Gióng chẳng hạn, và phong thần cho quan của vua chúa vừa quá cố, phong
cho các làng mới lập (sự kiện nầy vua chúa đã thành công một trăm phần