Và mặc dầu không kể Đông Sơn, chúng tôi cũng làm việc cho Đông Sơn
một cách khoa học hơn những ông O. Jansé và V. Goloubew.
Vậy tới đây thì thiên hạ đã trãi qua hai cuộc sa lầy rưỡi từ 1918 đến 1964,
năm mà chúng tôi khởi thảo sách nầy, sau nhiều năm học hỏi:
1. Sa lầy thứ nhứt của hai ông L. Aurousseau và H. Maspéro là chỉ
dựa vào cổ sử Tàu.
2. Sa lầy thứ nhì của tất cả mọi người vì ngỡ nguồn gốc dân ta ở tại
giai đoạn Đông Sơn.
3. Phân nửa một cuộc sa lầy thứ ba là không biết thuật ngữ
Indonésien có nghĩa là gì.
Cho đến năm 1964 thì đáng lý ra ta đã thoát khỏi được cuộc sa lầy thứ ba
đó, nhưng ta vẫn không thoát, và chúng tôi xem đó là cuộc sa lầy lớn thứ
ba.
Đến năm 1964 thì kết quả của khoa khảo tiền sử đúng đã được công bố.
Chúng tôi nhấn mạnh về chữ đúng, vì vụ Đông Sơn là một cuộc sai lầm như
đã nói.
Một số trí thức Việt Nam mà chúng tôi chỉ đúng tên, thí dụ ông Phạm
Việt Châu, đã biết kết quả đó, và nhứt là không ngộ nhận vì danh xưng
Anh-Đô-Nê-Diêng.
Nhưng nhà trí thức họ Phạm lại không viết sử. Thật là quá uổng. Ông chỉ
viết chuyện khác, nhưng cho ta thoáng thấy là ông có biết tài liệu đó, và
hiểu đúng các danh từ, danh xưng trong tài liệu.
Khoa khảo tiền sử đúng đó là như thế nầy: đào bới để tìm cho đủ sọ của
các chủng tộc có mặt trong lãnh thổ Việt Nam từ 15 ngàn năm tới nay.
Đó là công việc mà Patte, Colani, Mansuy đã làm rồi. Nhưng không
đúng, vì còn phải biết những con người ấy từ đâu đến cổ Việt, và đến vào