E. Ngôn ngữ tỷ hiệu
Khoa học chê khoa ngôn ngữ tỷ hiệu, chỉ bố thí cho nó địa vị thứ ba
trong các cuộc chứng minh thôi.
Chúng tôi nhượng bộ khoa học cho khỏi phải tranh luận lôi thôi, chớ
riêng về trường hợp Việt Nam thì ngôn ngữ tỷ hiệu phải được thủ vai hạng
nhì, ngang hàng với việc đo sọ.
Vâng, đúng là phải như vậy. Từ hai ngàn năm nay, thử hỏi dân tộc ta có
tiếp xúc với dân tộc Mã Lai hơn một ngày hay không, trước khi ta di cư vào
Nam hồi giữa thế kỷ 17?
Nhưng ta lại đã dùng ngôn ngữ Mã Lai hàng ngàn năm trước cái lần tiếp
xúc vào thế kỷ 17 ở Nam Việt ấy, mà là dùng tại Bắc Việt kia, thì phải
chăng khi hai ngôn ngữ giống nhau là đồng gốc tổ chớ không hề là vay
mượn.
Vay mượn hồi nào, và ở tại thành phố nào ở Bắc Việt kia chớ, từ hai ngàn
năm nay? Tuyệt đối không có tiếp xúc và ảnh hưởng nào hết.
Vài ông Tây cho thấy rằng trong Việt ngữ có một số danh từ Mã Lai. Họ
chỉ nhận xét thế thôi nhưng không kết luận.
Nhưng giáo sư ngữ học Nguyễn Đình Hòa thì kết luận rằng đó là một sự
vay mượn, và vài sử gia phụ họa theo cho rằng sự vay mượn đó là dĩ nhiên.
Chúng tôi không thấy tánh cách dĩ nhiên ấy ở chỗ nào cả và không hiểu
nổi tại sao lại có sự vay mượn đó, nhứt là khi chúng tôi tìm ra được đến 6, 7
ngàn danh từ Việt giống danh từ Mã Lai thì chúng tôi phải kêu trời, tự hỏi
tại sao ta vay mượn nhiều đến thế của một dân tộc không hề có địa bàn gần
với ta, mà cũng không hề có tiếp xúc với ta hồi cổ thời, chỉ trừ cuộc tiếp