NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 536

Thượng để mà dùng, là chuyện không có được, mà tại sao có sự giống nhau
đó thì đã rõ.

Chương nầy chắc chắn là chương quan trọng nhất của quyển sách nầy,

không phải đối với các nhà khoa học, mà quan trọng vì sẽ được dân chúng
nhìn nhận dễ dàng nguồn gốc của mình, bởi nếu những cái sọ khó hiểu, thì
ngôn ngữ là cái gì thấy được tức khắc, bất cứ với trình độ văn hóa nào.

Trước khi kết quả của công việc khảo tiền sử được ông G. Coedès đưa ra

ánh sáng, trên thế giới không hề có ai biết có Mã Lai đợt I hết. Họ chỉ biết
có một thứ Mã Lai mà thôi vì nhóm người đó, đông hàng trăm triệu hiện
đang sống tại các đảo Mã Lai và tự xưng là Mã Lai đợt I. Nhưng đó chỉ là
Mã Lai đợt II. Đây là dịp mà ta biết Mã Lai đợt I, biết nhiều hơn ông G.
Coedès nữa, vì ông ấy không có kiểm soát như chúng ta.

Làm thế nào để biết được? Rất là giản dị. Cứ dựa theo khoa khảo tiền sử

thì đại khái Nam Dương và Đa Đảo (trừ Célèbes) với lại Phi Luật Tân, là
Mã Lai đợt II, Môn, Khơ Me, Miến Điện, Thái, Việt Nam, Célèbes là Mã
Lai đợt I.

Đại khái thì là như vậy, nhưng đi sâu vào chi tiết hơn, sau khi đối chiếu

xong hiệp đầu, ta thấy tiền sử học có sai. Ở ba quốc gia Việt Nam, Chiêm
Thành và Nhựt Bổn có cả hai thứ Lạc Trãi và Mã. Riêng ở Việt Nam thì lại
có đến ba thứ: Trãi, Chuy và Mã.

Có một thứ Lạc bộ Chuy mà không ai chú ý đến, cứ cho rằng Nam Việt

Chí viết sai chánh tả.

Đối chiếu xong hiệp đầu, chúng tôi mới thấy rằng sử Tàu quá giỏi. Tiền

sử học chỉ biết tổng quát có Mã Lai đợt I mà không dè rằng trong bọn đợt I
Lạc ở Tây Hoa Bắc bộ Chuy ngôn ngữ khác hơn Lạc ở Đông Hoa Bắc bộ
Trãi một chút xíu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.