NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 535

xúc tại Nam Kỳ hồi giữa thế kỷ 17, mà danh từ Việt giống Mã Lai lại có từ
thuở dân ta… mới biết nói tiếng người.

Sử ta có chép chuyện Mã Lai liên kết với Chàm, đến đánh Thăng Long,

nhưng bị ta rượt chạy không kịp đổ bộ, thì thử hỏi sự vay mượn “DĨ
NHIÊN” ấy xảy ra hồi nàoở đâu?

Chỉ còn có một cách trả lời là nó xảy ra hồi thượng cổ, lúc hai dân tộc

còn là một, tức là ta với họ đồng chủng với nhau và có địa bàn chung vào
thời thượng cổ.

Mà không phải chỉ có ta với họ, vì Môn, Miến Điện, Khơ Me, Thái đều

đồng chủng Mã Lai với nhau cả, thế nên mới có sự giống nhau nó gạt gẫm,
các ông Tây họ cho là ta vay mượn lung tung, không có lấy một danh từ
nào là của ta hết, vì xem đi xem lại (trong quyển tự vị đối chiếu 10 ngàn
danh từ mà chúng tôi đang soạn) thì ta không giống Chàm cũng giống Khơ
Me, không giống Khơ Me cũng giống Thái, không giống Thái thì giống
người Thượng Cao nguyên, tóm lại, nếu chủ trương là ta vay mượn thì
không còn Việt ngữ nữa, bằng chứng chắc một trăm phần trăm là không có
danh từ Việt nào mà không giống danh từ của nhóm dân nào đó.

Hai thí dụ điển hình nhứt là con Yểng, con vật nhỏ mọn không đáng kể,

vậy mà Đàng Trong gọi là con Nhồng, người Bà Na trên Cao nguyên gọi là
con Jồng, và con Mạt (rận gà) thì người Bà Na gọi là con Mạc. Mà đừng
tưởng là họ học với ta đâu nhé. Họ đã có hai danh từ đó trước khi ta để chân
lên Cao nguyên, mà ta cũng có rồi trước khi họ thấy mặt ta lần đầu trong
lịch sử của họ.

Nhưng khi học về nguồn gốc của Mã Lai chủng xong rồi thì những tiếng

vay mượn nhiên không còn đứng vững được nữa, và thắc mắc của
những người biết suy nghĩ đã được giải đáp: một dân tộc cường sinh nhứt
Đông Nam Á mà lại không có ngôn ngữ, đi lượm danh từ của cả người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.