NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 537

Đối chiếu xong hiệp đầu, với hàng vạn danh từ, chúng tôi chợt thấy rằng

trong Việt ngữ có những danh từ không giống Mã Lai Nam Dương, cũng
không giống Thái, Môn, Khơ Me, Miến Điện. Thế là chúng tôi nhờ đến Lạc
bộ Chuy mà Tàu thường gọi là Khuyển Nhung hơn, và đó là tổ tiên của
Môn, Miến Điện, Khơ Me.

Vậy những danh từ không giống ai hết hẳn là của Lạc bộ Trãi. Đó là cái

biết do sự đối chiếu hiệp đầu để lộ ra. Và đó là cái biết căn bản, nó giúp ta
rõ được ở quốc gia nào có bao nhiêu thứ Lạc, và có với tỷ lệ nào, vì ở địa
bàn nào họ cũng chỉ tìm được có vài mươi cái sọ.

Chúng tôi nhận thấy hai điều rất quan trọng:

1. Cả hai thứ Mã Lai đều có một số vốn chung về ngôn ngữ, kẻ nầy

nói kẻ kia hiểu được, như hai danh từ Lá và Non đã cho thấy.

2. Sử Tàu rất đúng khi họ ghi chép về ngôn ngữ của dân nước Sở.

Dân nước Sở nói tiếng Mã Lai Nam Dương, vì đó là Lạc Hoa Nam,
đợt II, bộ Mã (xin nhắc lại câu chuyện Nậu Ô Đồ).

Và chúng ta có thể viết lại thật đúng lịch sử của nước Chiêm Thành mà

cho tới ngày nay các sử gia Pháp và Hoa viết sai cả về đoạn đầu, đoạn song
đôi với Hùng Vương.

Về thượng cổ sử của Phù Nam và Cao Miên, ta cũng viết đúng được y

như thượng cổ sử Chiêm Thành, mà cũng chỉ nhờ ngôn ngữ đối chiếu.

Hơn thế, ta lại biết được rằng có một quốc gia Việt Nam thứ nhì đã bị

nước Cao Miên tiêu diệt cách đây trên 2.000 năm và thứ dân đó hiện còn
sống, nói tiếng Việt lối cổ, và cái tiếng Việt lối cổ ấy ra sao.

Nhưng hữu ích hơn hết là ta sẽ biết rõ thời đại của vua Hùng Vương mà

cho tới nay chưa ai biết cả, trừ một câu sử ngắn và thiếu sót của quyển Giao
Châu ngoại vực ký
. Việt sử trung điệp, giai đoạn Đông Sơn, cũng được ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.