NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 539

sử rồi” nên ta không còn thờ ơ được với quan niệm trên nữa, mà phải cấp
tốc đặt thành vấn đề ngay, với một cuộc kiểm soát cẩn thận.

Ngữ vựng của dân tộc nào cũng vay mượn lung tung, Tuy nhiên, các

cuộc vay mượn còn để dấu thời gian lại. Xin giải thích rõ. Khi người Tàu
đến đánh ta để trực trị ta, không lẽ hai bà Trưng và đồng bào của hai bà lại
không có một danh từ để chỉ bàn tay hay sao?

Nếu phải vay mượn của Tàu thì ta chỉ vay mượn những tiếng chỉ những ý

niệm phức tạp, những dụng cụ và vật dụng lạ, chớ không thế nào ta lại vay
mượn một danh từ để chỉ Nước là chất mà ta uống hằng ngày và ta đã phải
có tiếng gọi hàng ngàn năm rồi.

Đó chỉ là mới nói chuyện vay mượn của Tàu không mà thôi, mà nhiều

người cũng lạm dụng sự kiện có vay mượn đó, để mà nói quá lố ra, biến
tiếng nào của ta cũng thành của Tàu cả, như trường hợp giáo sư Lê Ngọc
Trụ mà chúng tôi sẽ xét thật kỹ ở chương nầy.

Chí như nói ta là Tàu thuần chủng vay mượn của Mọi thì lại càng vô lý

hơn. Người Tàu đã rất văn minh dưới ba trào đại Chu, Tần, Hán, họ lại có
tự tôn mặc cảm quá nhiều, không như các dân tộc văn minh khác. Như vậy
nếu có chuyện người Tàu ly khai với chính quốc của họ để tự xưng là Việt
Nam thì họ chỉ ly khai về chánh trị mà thôi chớ không bao giờ ly khai về
ngôn ngữ, mặc dầu họ có sống với “Mọi” đi nữa như sử gia họ Nguyễn đã
nói.

Họ xem cái gì của họ cũng hơn của man di cả, nhứt là ngôn ngữ, vì cái lẽ

dễ hiểu rằng họ đã có văn tự còn các thứ man di thì không. Thế thì tại sao,
khi tự xưng là Việt, họ lại mượn những danh từ , Trăng, Ngựa, Chòi,
Túp, Cơm, Trâu, , Bóng, Chim, Vua của “Mọi” trong khi họ đã có những
danh từ đó rồi, và thấy là hay hơn danh từ của Mọi?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.