NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 541

Nhưng trước khi bác bỏ và chứng minh, chúng tôi thấy là cần xóa vài

ngộ nhận của trí thức ở các ngành khác mà không có theo dõi khoa ngữ học.

Theo quý vị đó thì văn phạm mới là việc chính của một ngôn ngữ, còn

danh từ có thể vay mượn qua lại.

Theo quan niệm sai lầm ấy thì không thể bác bỏ hoặc chứng minh bảo vệ

những biểu đối chiếu danh từ.

Thật ra đó là quan niệm đúng… của đời xưa, mà nó chỉ mới được thấy là

sai về sau nầy thôi. Và trí thức của các môn khác mà không theo dõi ngữ
học, đã sai vì đã dừng chơn lại ở cái biết đời xưa vừa được phổ biến ngày
nay ở xứ ta, còn cái biết ngày nay thì chỉ có các nhà chuyên môn mới biết?

Để truy nguyên một dân tộc, sau vấn đề chủng tộc học và khảo tiền sử,

vấn đề quan trọng vào hàng thứ ba là ngôn ngữ học. Trong công trình
nghiên cứu về chủng tộc Mèo (B.E.F.E.O. 1968), ông G. Moréchand viết
đại khái: “Sau chỉ số nọ, ngôn ngữ là dấu vết lâu đời nhứt mà một chủng tộc
có thể giữ được qua nhiều ngàn năm chung đụng với các chủng tộc khác. Y
phục, phong tục, tôn giáo có thể chịu ảnh hưởng ngoại lai dễ dàng, nhưng
ngôn ngữ thì không”.

Nhưng chính chúng tôi lại đã nói, ngôn ngữ chỉ là chứng tích có giá trị

hạng ba, vì ngôn ngữ là văn hóa, có thể vay mượn lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau. Và trong ngôn ngữ, bất kỳ cái gì cũng biến được hết chớ tuyệt đối
không phải văn phạm bất biến còn danh từ thì biến.

Người Đức và người Anh đều thuộc nhóm Nhựt Nhĩ Mạn của chủng Ba

Tư Ấn Âu (race Iranienne Indo-Européenne, groupe Germanique). Thế mà
người Anh theo văn phạm Nhựt Nhĩ Mạn, còn người Đức thì lại theo văn
phạm La Tinh. Trong khi đó thì danh từ Nhựt Nhĩ Mạn của hai dân tộc đó
lại cứ giống nhau.

Thế thì cái gì bị biến nhiều hơn? Văn phạm hay danh từ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.