NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 543

chớ chúng tôi đã xét ngôn ngữ dưới đủ cả mọi khía cạnh: văn phạm, cú
pháp, ngữ vị, âm, thanh và danh từ.

Nhưng chúng tôi đưa ra kết quả của phương pháp đối chiếu danh từ vì

chúng tôi thấy những thứ khác sai hết. Thí dụ về phương diện nhân-thể-tính
(caractères anthropologiques) là phương diện quyết định hơn cả thì người
Lô Lô đích thị là người Thái. Thế mà họ nói “Ông cơm ăn”, khi người Thái
nói “Ộng ăn cơm”.

Đó là về ngữ vị (word order). Các thứ khác cũng biến bậy bạ như thế.

Chúng tôi đã khám phá ra rằng tiếng Cổ Việt đa âm, y hệt như Mã Lai ngữ
và Nhựt Bổn ngữ ngày nay. Quý vị nói sao về vấn đề nầy? Nó đa âm và nó
chỉ có 4 thanh. Cái đó mới là phiền, trong khi ngày nay ta có tới 8 thanh và
độc âm.

Tóm lại, chỉ có việc đối chiếu danh từ là dùng được, và danh từ, kỳ dị

thay, mới là tồn tại lâu dài.

Thế nên khi sử gia Nguyễn Phương cho rằng “Tiếng Việt chính là tiếng

Tàu” để chứng minh rằng Việt là Tàu, khi giáo sư Kim Định bảo rằng yếu
tố Việt là yếu tố căn bản trong Hoa chủng, chúng tôi không đưa ra sự khác
biệt quá rõ ràng giữa văn phạm Tàu và văn phạm Việt để bác bỏ chủ trương
của hai ông như bao nhiêu học giả khác đã làm, mà chỉ bác bỏ bằng việc đối
chiếu danh từ mà thôi.

Nhưng trước khi trình ra trên hai trăm bản đối chiếu, chúng tôi nói dài

thêm về ngộ nhận của trí thức ta là danh từ không phải căn bản. Chúng tôi
đi sâu vào các thứ biến để cho thấy rằng chỉ có phương pháp đối chiếu danh
từ là dùng được, còn văn phạm, ngữ pháp, ngữ vị, thanh, âm đều không
dùng để đối chiếu mà có thể biết sự thật như ai cũng tưởng.

Chúng tôi đã trình ra thí dụ về văn phạm nước Đức và văn phạm Lô Lô,

nó gạt gẫm ta chớ không chứng minh cái gì hết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.