NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 555

Các ông ấy thấy phiến diện chỉ vì mỗi ông chỉ học có một ngôn ngữ,

trong khi phải học hết tất cả các ngôn ngữ Á Đông kể cả cổ ngữ Ba Thục,
Tây Âu, Mân Việt. Và nếu các nhà ngôn ngữ học ấy biết chủng tộc học và
tất cả các dân tộc Đông Nam Á đều đồng chủng Mã Lai thì các ông đã học
tất cả các ngôn ngữ, để kiểm soát chủng tộc học, và các ông đã không phiến
diện như thế.

Ông E. Souvinget có thoáng thấy rằng Việt ngữ giống Mã Lai ngữ, nhưng

không dám kết luận. Vài ông Việt cho đó là sự kiện dĩ nhiên, vì Việt có tiếp
xúc với Mã Lai.

Ấy, ta có tiếp xúc với Mã Lai hồi nào, và tại đâu, để mà vay mượn?

Ta chỉ có tiếp xúc với Mã Lai vào thời di cư vào Nam cách đây ba trăm

năm, mà những danh từ Mã và Việt giống nhau thì đã có từ nhiều ngàn
năm. Thí dụ: Cù lao.

Những nhà bác học chủ trương vay mượn, không biết tương đối đủ để mà

có được một chủ trương đúng, đó là sự đồng gốc chớ không có ai vay mượn
của ai hết.

Vấn đề ta vay mượn của Mã Lai chỉ là một huyền thoại, không kể vay

mượn cách đây ba trăm năm, thuở ta di cư vào Nam.

Nhưng cũng đừng tưởng là ta mượn qua trung gian Chàm, vì ta nói tiếng

Mã Lai đúng hơn Chàm nhiều lắm, như ta sẽ thấy.

Các ông Tây đã phiến diện vì học chưa tới chốn, lại còn để tình cảm vào

chủ trương khoa học. Hễ nghi là có vay mượn thì luôn luôn các ông nói là
Việt Nam vay mượn của người khác, không bao giờ có ai vay mượn của
Việt Nam cả, mặc dầu các ông không đưa ra được bằng chứng nào hết là
Việt Nam là con nợ, còn các dân tộc khác là chủ nợ.

Xin nhận xét sơ về các thuyết ngôn ngữ của các ông Tây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.