Ngữ vựng, ngỡ là ít quan trọng hơn hết trong các vấn đề ngôn ngữ, lại trở
nên quan trọng vô cùng khi mà các yếu tố ngữ là quan trọng, hóa ra bấp
bênh không chịu nổi sự đào thải của thời gian và danh từ trở nên yếu tố
vĩnh cửu.
Văn phạm Mã Lai chỉ khác văn phạm Việt Nam có hai điểm:
Về ngữ vị thì văn phạm Mã Lai đang nằm lưng chừng giữa lối nói ngược
và lối nói xuôi.
Thí dụ: Cửa sông họ nói Kưala sôngai, tức nói xuôi như ta, nhưng Sông
con họ nói Anak sôngai, tức con nít sông, tức nói ngược, thay vì phải nói
Sông con nít.
Khi một ngôn ngữ vừa nói xuôi lại vừa nói ngược thì ngôn ngữ đó tự lật
tẩy là đang biến dạng theo ngôn ngữ nào đó, nhưng biến chưa xong.
Không có ngôn ngữ của nước nào mà cú pháp lại vừa ngược vừa xuôi,
trừ ngôn ngữ Mã Lai.
Đó là về cú pháp. Còn về văn phạm thì họ có chuyển hóa (dérivation),
còn ta thì không. Sự chuyển hóa của họ cũng do ảnh hưởng Phạn ngữ chớ
xưa kia thì họ không có.
Thí dụ: Bông (Hoa), họ nói là Bônga.
Nhưng: Hoa dạng, họ nói là Bôngaan.
An thêm sau Bônga, là sự chuyển hóa chớ không là tĩnh từ kép như Hoa
dạng của ta, không phải là Bônga-An đâu.
Ta chịu ảnh hưởng độc âm của Tàu nên muốn diễn ý mới lạ ta chỉ có thể
tạo từ kép, còn họ chịu ảnh hưởng Phạn ngữ, họ chỉ có thể cho tiếp nhánh,
không sao khác hơn được. Nhưng sự khác nhau đó chỉ mới xảy ra từ đầu