NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 552

hề chứng tỏ rằng hai ngôn ngữ đó không là đồng gốc với nhau.

Đó là trạng từ phong cách (Adverbe de manière). Đến như trạng từ nơi

chốn, Nguyễn Du cũng biến khác văn phạm của ta.

Ta nói: “Tôi đi Huế, ghé Nha Trang”. Nhưng Nguyễn Du nói: “Tôi đi

Huế, Nha Trang ghé”. Thí dụ: “Tường đông ghé mắt…”

Chúng tôi trích dẫn Nguyễn Du mà không trích dẫn ngôn ngữ của dân

chúng mặc dầu dân chúng cũng có cho biến như thường, thí dụ: Ngon ăn,
mạnh ăn
, nhưng khi dân chúng cho biến như vậy thì đồng thời cũng cho
hình thức mới một nghĩa khác, ngon ăn không phải là ăn ngon, mạnh ăn
cũng thế, chí như với Nguyễn Du thì Cao cuốn hay Cuốn cao gì cũng thế
thôi, tức ông biến văn phạm rõ rệt, còn dân thì không biến văn phạm, vì
trong Ngon ăn, ngữ vị (Word order) tuy có bị đổi thật, nhưng hai tiếng đó
đã thành ra thành ngữ chớ không còn là một động từ và một trạng từ riêng
rẽ như nơi Nguyễn Du.

Chúng tôi cũng không trích dẫn Cung oán chẳng hạn:

Trắng răng đến thuở bạc đầu

mặc dầu ở đây, tĩnh tử trắng cũng đứng trước danh từ răng, nhưng giữa

đó có những tiếng ẩn. Câu ấy cần được hiểu như thế nầy: “Từ thuở người
phụ nữ còn trắng nơi cái răng đến thuở họ bạc nơi cái đầu”. Tĩnh từ trắng,
trong trường hợp nầy đi với người phụ nữ, chớ không phải đi với răng thì
không có vấn đề đảo ngữ. Nó cứ là tĩnh từ chớ không là trạng từ.

Bạc đầu cũng vậy. Bạc đầu phải hiểu là: Kẻ nào đó mang màu bạc nơi cái

đầu, và bạc cũng đi với kẻ nào chớ không đi với đầu.

Đành rằng vấn đề văn phạm, cú pháp, ngữ vị, âm và thanh cứ còn giữ vai

trò quan trọng của nó chớ không mất phần, nhưng ta sẽ không quá nô lệ nó
lắm nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.