Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thường thì thiên hạ đọc câu thơ đó, theo cú đậu (césure) sau đây:
Cành lê trắng / điểm một vài bông hoa.
Cú đậu ấy sai.
Cành lê không bao giờ mang màu sắc trắng, mà là màu xám vàng.
Nếu vì cành ấy mang hoa mà ta thấy nó trắng thì Nguyễn Du đã không
phải thêm “Điểm hoa” vào đó nữa.
Có ai nói “Má hồng của cô ấy được tô hồng” hay không? Cái ý “hồng”
đó, người ta chỉ được phép nói đến một lần mà thôi. Dùng động từ “điểm
hoa” tức là nói lại cái ý trắng lần thứ nhì rồi vậy.
Nguyễn Du không kém cỏi đến phải diễn ý niệm trắng hai lần trong một
câu ngắn, bằng tĩnh từ trắng và bằng thành ngữ điểm hoa.
Nguyễn Du cũng không kém cỏi đến phải dùng cú đậu sai. Cú đậu của
lục bát luôn luôn nằm sau hai tiếng, cho nó nằm sau ba tiếng là kém rồi, mà
Nguyễn Du thì không có kém.
Thí dụ:
Trăm năm / trong cõi / người ta
Chữ tài / chữ mệnh / khéo là / ghét nhau.
Sè sè / nắm đất / bên đàng
Rầu rầu / ngọn cỏ / nửa vàng / nửa xanh.
Sau khi nhận rằng Nguyễn Du không kém cỏi, ta chỉ có thể hiểu rằng câu
trên kia phải như thế nầy: