Còn tánh cách nhị âm của Mã Lai Việt bị ảnh hưởng Trung Hoa làm cho
nó thành độc âm mà không ai ngờ.
Và chúng tôi tìm được một dân tộc đang sống tại biên giới Lào - Việt, họ
tự xưng là dân Lạc và họ nói tiếng Việt nhị âm. Đó là một khám phá vô
cùng quan trọng đối với việc tìm nguồn dân tộc bằng ngôn ngữ.
Nên nhớ, họ tự xưng là Lạc, và đó là một chi tiết đáng được ta chú ý vì
vào đời Hán sách Tàu cũng gọi ta là Lạc, và ngôn ngữ của họ, tuy cổ sơ,
nhưng họ nói, ta còn nghe hiểu được họ muốn nói gì, tức họ nói tiếng Việt.
Văn phạm của họ cũng cho thấy rằng không như văn phạm Việt ngày
nay, và cho đến cả văn phạm Mường, ít cổ sơ hơn, cũng hơi khác văn phạm
ta ngày nay chút ít. Thế thì văn phạm của ta cũng có biến mà không ai hay
biết.
Thứ dân Việt tự xưng là Lạc nói trên chỉ có ba thanh, như Mã Lai. Âm,
thanh, văn phạm đều bị tiêu tùng hết, sau cuộc khám phá nầy và sau không
biết bao nhiêu công trình nghiên cứu ngữ học ở các nước khác.
Nhưng danh từ thì cứ còn, gần như xưa sao nay vậy. Ta đã ngộ nhận
nhiều từ về ngôn ngữ, cho rằng cái vĩnh cửu là phù du, và ngỡ cái phù du là
chuyện muôn năm trường tồn.
Lại có trường hợp một ngôn ngữ không có thanh, biến thành ngôn ngữ có
thanh, và ngược lại. Ngay trong Hoa ngữ mà miền Bắc thì chỉ có hai thanh
còn miền Nam thì có bảy thanh thì đủ biết các ngôn ngữ khác cũng biến
như vậy được như thường. Sự kiện nầy giải thích được do đâu tiếng Mã Lai
chỉ có ba thanh, còn tiếng Việt thì có tới tám thanh.
Cho đến cả ngữ vị, văn phạm, cũng biến được chớ đừng nói là Xy láp và
thanh. Và nó chỉ biến không đầy hai trăm năm nay.
Chúng tôi xin đơn cử một câu thơ của Nguyễn Du: