NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 548

Lại có trường hợp ngộ nhận là đa âm, nhưng thật ra chỉ là đơn âm. Thí dụ

ngôn ngữ Nhựt Bổn. Ai cũng cho đó là tiếng đa âm. (Và Nhựt cũng gốc Mã
Lai). Nhưng thử hỏi có quả nó đa âm hay không? Chúng tôi xin lấy tên một
đảo của họ làm thí dụ. Đó là đảo Shikoku, và đó là do người Âu châu phiên
âm, chớ phiên âm thật đúng thì chỉ có Việt ngữ mới phiên âm được. Ta phải
phiên âm là Shikôku mới không phản giọng đọc của người Nhựt. Mà
Shikôkư là gì? Chỉ là: Shi = Tứ. Đó là tiếng Tàu. Và Kôcu = Quốc . Đó
cũng là tiếng Tàu nhưng đọc theo Nhựt, họ ưa thêm ở sau nhiều tiếng
lắm. Hồi họ chiếm đóng xứ ta, Thakhek, họ đọc là Takê-Kư.

Như vậy có gì là đa âm? Ta cũng có thể viết Tứ Quốc và cho là tiếng ta

đa âm được chứ?

Lại thí dụ: Bonsai. Bon sai chỉ là Bồn Tài của Tàu, mà Bồn TàiCây

Cảnh, chớ không có đa âm gì hết. Tại Tây viết dính lại và nghe Nhựt đọc
nhanh rồi cho rằng tiếng Nhựt đa âm.

Lại thí dụ: Nihonbunka

Ni = Nhựt
Hon = Bổn
Bun = Văn
Ka = Hóa

Đa âm ở chỗ nào? Cũng chỉ cứ là tiếng Tàu đọc quá nhanh.

Quả họ cũng có những tiếng nhị âm, nhị chớ không đa âm, thí dụ Yama

là núi, Sima là đảo.

Nhưng sự thật một trăm phần trăm là tiếng Mã Lai cổ sơ chỉ có nhị âm

chớ không có đa âm, tiếng Nhựt cũng thế. Tại Tây có tật viết dính làm ta
ngộ nhận, mà chính họ cũng ngộ nhận.

Chịu ảnh hưởng Pali và Sanscrit rồi thì Mã Lai ngữ mới đa âm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.