NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 546

Ở Trung Việt có một mũi đất mà các ông ghi bằng tiếng Chàm, tức tiếng

Mã Lai đợt II. Đó là Cap Batangan. Nhưng chính người Chàm cũng chẳng
biết đó là gì, bởi nó gồm ba từ chớ không phải một từ mà ba Xy láp thì
người Chàm còn làm sao mà hiểu được!

Vấn đề đa âmđơn âm cũng không có gì là rõ rệt.

Có trường hợp ngôn ngữ đơn âm biến thành ngôn ngữ đa âm. Trường

hợp nầy rất thường xảy ra, và nếu ta muốn, tiếng Việt đã là tiếng đa âm từ
lâu rồi. Đó là trường hợp một dân tộc kém văn minh được một dân tộc văn
minh khai hóa, ráp nối một tiếng của họ và một tiếng của dân tộc văn minh
đó mà họ dùng làm ngữ căn. Trong vòng 10 năm nay, ta thấy xuất hiện trên
báo chí những tiếng như lành-mạnh-hóa chẳng hạn mà có người nói là từ
ngữ, có người cho là động từ ghép, chỉ vì có hai gạch nối liền, chớ bỏ hai
gạch đó, viết dính nó lại thì đó là một tiếng đa âm chớ không có gì lạ.

Dân Việt dùng Hoa làm ngữ căn thì dân Mã Lai dùng Ấn làm ngữ căn,

chỉ có khác là tiếng Mã Lai bị ảnh hưởng đa âm của Ấn nên người Mã Lai
đọc rất nhanh, người Âu châu phiên âm các Xy láp Mã Lai cho dính lại thì
nó có vẻ đa âm hơn tiếng lành-mạnh-hóa của ta, chỉ có thế thôi.

Chúng tôi học tiếng Mã Lai trong mấy quyển tự điển Pháp - Hòa, Hòa -

Mã, chúng tôi thấy danh từ Angin. Tự nhiên chúng tôi đọc hơi giống
Engine của tiếng Anh.

Nhưng một vị trí thức Chàm đã dạy chúng tôi đọc cho đúng. Nó hoàn

toàn không phải như vậy mà là A Ngin, hai từ rời ra xa nhau và Ngin đọc y
như Nghin của Việt Nam.

Người Mã Lai quả hiện nay họ đa âm, nhưng đó là ảnh hưởng Ấn Độ,

chớ vào cổ thời họ cũng là chủng có nhị âm, và nhị âm y hệt như Việt Nam
cổ thời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.