NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 551

Cành lê / trắng điểm / một vài / bông hoa.

Mà như thế thì Trắng không còn là tĩnh từ nữa mà là trạng từ. Và muốn

hiểu câu đó, dịch ra tiếng Pháp là hiểu ngay. Trắng điểm sẽ được dịch ra là
Se Parer banchement de…

Trong ngôn ngữ Pháp không có trạng từ blanchement, nhưng ta phải tạo

ra trạng từ đó ra để dịch câu thơ của Nguyễn Du.

Hiểu như vậy xong, ta thấy ngay là Nguyễn Du đã biến văn phạm Việt

Nam. Trong văn phạm Việt Nam trạng từ luôn luôn nằm sau động từ. Người
ta nói Điểm trắng chớ không bao giờ nói Trắng điểm.

Nhưng Nguyễn Du dùng sai cú đậu hay biến văn phạm?

Chúng tôi có bằng chứng là Nguyễn Du đã biến văn phạm Việt Nam.

Chúng tôi xin đưa ra một câu thơ khác của Nguyễn Du mà trạng từ đứng

trước động từ, và ở câu thơ nầy thì không còn chối cãi được nữa, vì quá rõ
ràng:

Nhà hương / cao cuốn / bức là

Ở đây, rõ ràng là trạng từ cao được đặt trước động từ cuốn không còn

ngờ gì nữa, nếu còn cứ ngờ ở câu trước.

Nếu cho rằng Nguyễn Du, vì bí luật bằng trắc, phải viết Cao Cuốn thay

Cuốn Cao thì đúng, nhưng nếu lại nói thêm rằng đó là trường hợp không
tiền khoáng hậu, không đáng kể, thì sai. Chúng tôi đã thấy có vài văn sĩ viết
văn xuôi như vậy, và độc giả vẫn chấp nhận, vì hiểu được và nghe không
kỳ. Rồi thì lối ấy sẽ thành quen, và văn phạm, ngữ vị của ta sẽ bị thay đổi.

Nó SẼ bị thay đổi thì nó cũng có thể ĐÃ bị thay đổi, nên nếu hiện nay

Mã Lai ngữ và Việt ngữ có khác nhau đôi chút về văn phạm, điều đó không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.