“Tiếng Nam Phạn cũng do Bắc Phạn mà ra. Nhưng nó bị các phương ngữ
thổ dân Nam Ấn xâm nhập vào, do chính các giáo sĩ Bà La Môn khuyến
khích sự xâm nhập đó để truyền giáo với các thứ dân khác chủng”.
Vậy Eet của Nam Phạn không phải đồng gốc với Bắc Phạn mà là danh từ
Dravidien tức đồng gốc Mã Lai.
Có lẽ Nam Ấn có nhiều danh từ giống ta lắm, tại ta chưa thông ngôn ngữ
Malayalam, Tamoul, v.v. nên trong các biểu đối chiếu nầy rất thiếu họ.
Biểu số 49
Việt Nam: Chơn, chưn, chân
Cao Miên: Chơn
Mạ: Zưn
Gia Rai: Jơng
Jêh: Yơng
Sơ Đăng: Yông
Bà Na: Yơng
Khả Lá Vàng: Yơng
Trên đây là danh từ của Mã Lai đợt I. Danh từ của Mã Lai đợt II là Kaki
mà Chàm biến thành Teay và Việt biến thành Cẳng.
Thấy rõ là trong xã hội Việt Nam Mã Lai đợt I đa số nên Chơn chiếm địa
vị sang trọng trong văn chương: Người ta không thể nói: Xây gạch Bát
Tràng cho nàng rửa cẳng.
Trong khi đó thì Chàm và Mã Lai nói: Cẳng của nàng, và Chơn trời họ
nói là Cẳng trời, và họ nghe rất là văn chương vì đó là động từ chánh của
họ.
Trong xã hội Việt Nam còn có một danh từ nữa là danh từ Giò thấy trong
tự điển Anh-Mê-la-nê có ghi. Vì đó là danh từ của một chủng kém cỏi, nên