Nhưng tôi tìm được hai ba chứng tích rằng Chàm do Lưỡng Hà khai hóa
chớ không phải Ấn Độ (sẽ nói rõ ở chương Chàm).
*
* *
Trong quyển Atlas ethnographique du globe, Paris, 1821, thấy ghi rằng
vào năm đó, Việt Nam gọi Trăng là Blăng, tức giống hệt Gia Rai, Chàm,
Miến Điện, Tây Tạng. Và tiếng Việt rời xa gốc tổ không lâu lắm như ai
cũng đã ngộ nhận.
Biểu số 77
Việt Nam kim: Trái
Việt Trung Cổ: Blái
Mường: Blái
Khả Lá Vàng: Plái
Bà Na: Plây
Mạ: Plái
Cao Miên: Ph’le
Thái: Pho-la
Chú ý: Trong ngôn ngữ Chàm thì Plây có nghĩa là Xứ, là Vùng. Ở Ninh
Thuận có làng Chàm Plây Râm, tức Vùng rậm rạp, đã được Việt hóa thành
làng Văn Lâm.
Danh từ Trái trên đây là của Mã Lai lưỡi rìu tay cầm đợt I, tức Lạc bộ
Trãi. Dạng từ của Lạc bộ Mã là Bu Ả. Nhưng không phải là do Quò, Quó,
Quả của Tàu vì khoa khảo tiền sử cho biết rằng lúc di cư thì Lạc bộ Mã
thuần Mã Lai, không có hợp chủng, không có chịu ảnh hưởng Tàu.
Biểu số 78
Việt Nam: Về, Vìa (Nam kỳ)