Thái: Sây và Rú
Khả Lá Vàng: Brây, Bru
Chàm: Râm
Chàm: Rố (glai)
Chuỗi biến dạng có thể là từ cái gốc Ri của ai đó, ta truy chưa ra.
Ri biến thành Ru, Rú, Rố (glai) và Pri.
Pri biến thành Prưng, Prây và Rừng.
Ta thiếu mất cái khoen Ri không biết của dân tộc nào.
Tới Rừng thì có sự trở về nguồn. Việt Nam nhập Rừng với Rú để làm
Rừng Rú, rồi lại nhập Rừng với Rậm để làm Rừng Rậm.
Nhưng Rú thì chỉ có hai tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh là dùng mà thôi. Tại
sao vậy? Có lẽ đó là ảnh hưởng Lào ở gần đấy. Ở quê hương của Nguyễn
Du thì danh từ Rú được dùng gần như đơn độc, ít có dùng Rừng lắm.
Ông H. Maspéro lại cho rằng chánh gốc là Rú của Thái. Ông không biết
Pri, Bru và Prưng để thấy được sợi dây chuyền của danh từ Rừng của ta.
Bác sĩ Reynaud ghi là Brai thì sai. Phải ghi là Prei trong Pháp văn mới
đúng.
Ở đây có một sự kiện giống nhau lạ lùng giữa Mạ và Việt.
(Mạ) Prưng = (Việt Nam) Rừng
Dân Mạ quá nhỏ trong các bộ lạc khác, ở quá xa gốc chánh Việt Nam, cớ
sao có sự kiện kỳ lạ như thế?
Mà đừng tưởng là họ biến Rừng của ta thành Prưng của họ. Họ có hai
danh từ mà họ dùng khác nhau, tức họ đã có từ lâu nên mới được ghi sâu