NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 705

vào văn phạm của họ như vậy.

Thú rừng = Pom tahm pri
Gà rừng = Yhr prưng

Với thú thì Pri còn với cầm thì Prưng, họ cũng đã dùng khác nhau, trong

nhiều trường hợp, và đó là bằng chứng không phải họ mới học với ta sau
nầy. Vả lại họ học làm gì, khi họ đã có danh từ Pri rồi?

RốRâm đều là danh từ của Mã Lai đợt I của Chàm miền Bắc du nhập

xuống Ninh Thuận, chớ danh từ của Mã Lai đợt II là Hu Tăng mà người
Pháp biến thành Outang trong danh từ Orang-Outang (người vượn rừng).

Có thuyết cho rằng Lâm Ấp là tên mà Tàu phiên âm của Chàm miền Bắc

là Râm Iếp, tức vùng Rậm rạp (Thừa thiên cổ thời).

Thuyết nầy có vẻ đúng hơn thuyết Lâm Ấp là sự co rút của Tượng Lâm

Ấp.

Lâm Ấp là danh tự xưng thì phải là ngôn ngữ của Lạc Lồi, hoặc Lạc bộ

Mã, của bọn Khu Liên, chớ không thể nào mà là tiếng Tàu được.

Vả lại Tàu gọi nơi ấy là Tượng Lâm, huyện chớ không bao giờ gọi là

Tượng Lâm ấp. Trong ngôn ngữ Trung Hoa, danh từ ấp chỉ một vùng đất rất
lớn, lớn bằng cả nước Việt Nam của ta, thí dụ An ấp, Lạc ấp đều là những
vùng mà vua nhà Hạ, nhà Chu để dành cho họ đủ ăn, còn các ấp khác thì họ
phong cho chư hầu. Huyện Tượng Lâm chỉ bằng một tỉnh Việt Nam nay thì
không xứng đáng với danh từ Ấp của Trung Hoa đời Hán.

Cũng nên nhớ rằng Tàu luôn luôn thay âm R mà họ thiếu bằng âm L khi

nào phải phiên âm danh xưng ngoại quốc. Vậy thì Râm biến thành Lâm là
đúng. Ta cũng đã biết Plây râm thành Văn Lâm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.