Gia Rai: Hnáa
Thái: Nảa
Mã Lai: P’nả
Biểu số 126
Việt Nam: Tên (cung tên)
Mã Lai: Tiang
Sự thật thì danh từ đúng là Anak P’na nghĩa là Con của cây Nỏ, còn danh
từ Tiang chỉ là cây dài, nhọn. Nhưng cả hai danh từ ấy lại để chung, mặc
dầu định nghĩa khác nhau, trong tự điển Mã Lai. Ta có thể hiểu rằng như thế
có nghĩa là mượn nghĩa qua lại được.
Giáo sư Lê Ngọc Trụ vì chủ trương rằng Ná, Nỏ do Nỗ của Tàu mà ra,
nên ông bắt buộc phải chủ trương rằng Tên do Tiễn của Tàu mà ra.
Nhưng về động từ Bắn dưới đây thì ông không còn biết làm sao để lôi
kéo ta vào Tàu được nữa vì Bắn và Xạ khác nhau quá xa, chớ nếu động từ
Tàu mà rủi ro là Bạn, Bằng gì đó thì nhứt định ông đã bắt ta làm bà con với
Tàu rồi.
Biểu số 127
Việt Nam: Bắn
Cao Miên: Panh
Thái: Puen
Mạ: Panh
Mã Lai: Panaa
Biểu số 128
Việt Nam: Nhà
Trung Việt nông thôn: Yà
Mường: Nha
Kơ Yong: Nyia
Khả Lá Vàng: Honiơm