mượn những gì họ không có mà thôi.
Người mà ta gọi là da đỏ Maya ở Nam Trung Mỹ có vài danh từ giống
hệt Do Thái. Nhưng các nhà chủng tộc học, dân tộc học và ngôn ngữ học
vừa khám phá ra họ là Mã Lai đợt II.
Và cũng xin nhắc lại rằng cái thuyết của thế kỷ 18 cho rằng nhơn loại
đồng gốc tổ, nên tất cả các ngôn ngữ đều đồng một vốn cũ, nay đã thấy là
sai rồi. Những trùng hợp lẻ tẻ, chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, chớ không phải
là đồng tổ.
Không có lý nào mà cho rằng người Khả Lá Vàng đồng gốc với Ăng Lê
được chỉ vì đại danh từ ngôi thứ nhất của hai dân tộc đều là Ai.
Paddy, Ananas của Pháp là danh từ Mã Lai Mỹ Châu, Pháp mượn mà
không khai ra trong tự điển của họ, khiến ngày kia có người sẽ nói là Mã
Lai vay mượn của Pháp đấy. Mã Lai có danh từ Đua có nghĩa là Hai, Đôi,
Song, Cặp mà Việt Nam biến thành Đũa (ăn cơm) Latinh, Pháp cũng có
Dualis, Dualité, cũng đồng nghĩa với Đua của Mã Lai, nhưng không vì thế
mà Mã Lai là La Tinh, hoặc là Pháp bao giờ cả.
Sự trùng hợp ngẫu nhiên có rất thường trong ngôn ngữ, nhưng phải trùng
hợp vài trăm từ sắp lên kia mới là đồng tông, chớ chỉ có vài từ thì chỉ là
trùng hợp buồn cười vậy thôi.
Biểu số 130
Việt Nam (Bắc): Hắc
Thái: Harak
Sơ Đăng: Harak
Bà Na: Harak
Việt Nam (Trung và Nam): Lác
Chàm: Laak
Mã Lai Sumatra: Haarraak