thuộc Mã Lai II, vì có nhiều danh từ giống Việt Nam hơn là giống Nam
Dương.
Như vậy ta có thể tạm kết luận rằng hồi cổ thời ta cũng nói AI, y hệt như
Mã Lai và Khả Lá Vàng, thay cho Tôi, nhưng sau rồi ta đẩy đại danh từ ấy
xuống ngôi thứ ba. Và đó là danh từ chung cho cả hai đợt.
Trong câu chuyện người Việt Nam ngày nay cũng thường nói Ai thay cho
Tôi.
Thí dụ A hỏi B:
- Tại sao quân Congo lại đánh quân Ouganda?
- Ai biết đâu!
Chữ Ai đó rõ ràng có nghĩa là Tôi. Ai biết đâu = Tôi có biết gì đâu về
chuyện đó.
Biểu số 162
Việt Nam (kim): Mình (Tôi)
Việt Nam Trung cổ: Min (Sách các cố đạo)
Mã Lai: Kami (Chỉ có nhà vua
mới
được dùng để nói)
Biểu số 163
Việt Nam: Mi, Mày
Bà Na: Mi = Mày
Mã Lai Perak: Mika = Mày
Mã Lai Perak: Mika-Ma = Bây
Biểu số 164
Việt Nam: Mắc cỡ
Cao Miên: Khở mắt