NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 774

Ông O. Jansé kết luận như vậy vì ông thấy trong các ngôi cổ mộ Đông

Sơn có đồ đá lẫn với đồ đồng.

Nhưng một nhà khảo cổ phải biết rằng thời đại thạch kim hợp dụng kéo

dài có khi đến sáu bảy trăm năm là thường vì kỹ thuật tìm mỏ thuở xưa kém
lắm. Không phải hễ biết đồng là bỏ đá được ngay, bởi vì đồng rất hiếm,
món nào cần thiết lắm, như vũ khí và các vật dụng của tù trưởng, của trại
chủ, của chúa, của vua, mới được đúc bằng đồng, còn thì các thứ khác như
dụng cụ câu kéo, cuốc, xuổng, kể cả vài lưỡi rìu không cần thiết cho việc
quân, cũng cứ còn được tiếp tục chế tạo bằng đá rất lâu, trong nhiều trăm
năm.

Tất cả những gì O. Jansé viết đều vô bằng, mà trái lại còn ngược với

bằng chứng mà ta có.

Sự kiện ở các di chỉ Đông Sơn có dụng cụ đá mài lẫn lộn với dụng cụ

đồng thau, không hề có nghĩa rằng ta còn sống dưới thời đại tân thạch và
chỉ mới tiến đến nền văn minh đồng thau, nhờ ảnh hưởng mới của các chú
rể Tàu.

Ở Ai Cập, người ta bắt được đồ sắt nằm chung với lưỡi rìu đá lửa. Đó là

đồ thờ cúng cổ nhơn.

Mỏ đồng ở Bắc Việt không quan trọng và đồng là kim khí rất quý đối với

dân Lạc Việt vào thuở ấy.

Cũng nên biết rằng chính ngay tại Trung Hoa mà cũng chỉ có Hồ Quảng

(tên cũ của hai tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc) tức tại nước Sở, tại Kinh Việt, tại đất
tổ của ta, mới giàu khoáng sản, nhứt là đồng, thì không phải hễ biết chế tạo
đồ đồng là tha hồ mà chế.

Nhìn vào bất kỳ bản dư đồ khoáng sản nào của Trung Hoa, ta cũng thấy

được có hai nơi tại Trung Hoa lục địa có đồng, Cổ Sở và Vân Nam Sảnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.