định giữ tâm hồn Do Thái, mặc dầu cũng làm phận sự công dân Pháp như
ai.
Sử chép rằng ông tổ 4 đời của vua nhà Trần ta gốc người Mân Việt tức
Phúc Kiến, sang đây làm ăn, nhưng sử không hề ghi chép chi tiết về hôn
nhơn trong họ đó. Họ gốc là người Phúc Kiến, nhưng họ có lấy vợ Tàu suốt
mấy đời liền như ông cụ họ Trầm trên đây hay là không? Nếu đã có hôn
nhơn Hoa - Việt trong họ đó, thì đã khác rồi, vì người lai căn có thể làm
người Việt được, như ta sẽ thấy lát nữa đây, còn người thuần Hoa thì không.
Chỉ từ ngày đạo luật bắt người Hoa thổ sanh nhập Việt tịch của ông Ngô
Đình Diệm ra đời, mới có người Việt gốc Hoa thuần chủng, còn trước đó thì
không bao giờ có.
Nhưng đạo luật ấy chỉ thành công về mặt hành chánh mà thôi, chớ không
mong những đồng bào Việt ấy làm Việt đúng với ý nghĩa một công dân
hoàn toàn. Họ vẫn làm phận sự công dân Việt nhưng luôn luôn nghĩ rằng họ
là người Tàu và nhứt định không bỏ tâm hồn Tàu.
Lúc ra đạo luật, không phải ông Diệm nuôi ảo tưởng nào, nhưng khi một
ngoại kiều không được chánh quốc của họ nhận lãnh, cả Trung Cộng lẫn
Đài Loan đều không nhận, mỗi lần họ phạm tội bị trục xuất, thì cái quốc gia
đãi khách đã phải làm thế nào? Chỉ có đạo luật ấy mới giúp hành chánh dễ
dàng làm việc mà không gây phiền phức cho tư pháp, hành pháp và ngoại
giao.
Hoa Kiều lấy vợ Hoa thì như vậy còn Hoa Kiều lấy vợ Việt thì sao? Xin
theo dõi họ TỪ.
Nên nhớ rằng cộng đồng lưu vong nhà Minh tới đây trong mấy mươi
năm đầu, ai cũng chỉ có hai bàn tay trắng và đều lấy vợ Việt cả, trừ vài
người ở vậy như cụ Trầm nói trên kia, bởi một là lấy vợ Tàu là một xa xỉ
phẩm rất tốn tiền, hai là họ chưa kịp bắt liên lạc trở lại với cái chánh quốc