NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 799

thành thử hình thức bộ lạc còn, nhưng rất yếu ở xứ họ. Người Mân không
ưa người Đông Âu, nhưng không ghét ra mặt. Trong Thất Mân có nhóm
Triều Châu không bao giờ gả con cho Phúc Kiến, vì một mối hận ngày xưa
nào mà chính họ cũng đã quên mất rồi.

Trường hợp tổ chức thị tộc tồn tại thì rất nhiều trong bất cứ quốc gia nào

đã có thời phong kiến rất mạnh và chỉ vừa ra khỏi đó mà thôi.

Có hai giai đoạn mà ta cần định nghĩa lại cho rõ, mặc dầu tự nó, đã rõ

nghĩa rồi.

Thị tộc là một nhóm gia đình, nhiều ít cũng tùy, cùng chung tổ, cùng

sống gần gũi nhau, binh vực lợi quyền chung cho nhau, trước khi có bộ lạc.
Họ có thị tộc trưởng toàn quyền định đoạt trong thị tộc. Tiếng Pháp là Clan.
Cổ thư Tàu nói đến những Hữu Hưng Thị, Hoa Thị, v.v. thì đó là thị tộc chớ
không phải bộ lạc như nhiều sách đã viết. Cả nước Tàu thời đó, toàn thể cổ
Hoa, chỉ là một bộ lạc độc nhứt chớ không phải gồm nhiều bộ lạc hợp thành
vì: “Bộ lạc là một nhóm thị tộc đồng chủng, sống chung trên một lãnh thổ
chưa lập quốc, chưa có vua, nhưng có tù trưởng. Trong bộ lạc, có nhiều thị
tộc”.

Hậu của Trung Hoa cổ thời là thị tộc tức Clan, chớ không phải bộ lạc,

hay chư hầu, như nhiều sách đã viết.

Ta thường ngộ nhận về danh từ bộ lạc, cứ tưởng rằng nó nhỏ như một

làng, cả trong những quyển sử lớn cũng viết như thế. Trên đây chỉ định
nghĩa bộ lạc của chúng tôi. Chúng tôi xin phối hợp định nghĩa bộ lạc của
chúng tôi với định nghĩa của ba quyển tự điển Anh, Pháp, Đức như sau đây,
và chúng ta sẽ thấy rằng nó không khác định nghĩa của chúng tôi bao nhiêu,
nhưng khác hẳn ngộ nhận của đa số người mình.

“Bộ lạc là cuộc sinh tụ, dưới quyền lãnh đạo của một người, trên một địa

bàn liên tục, của những người đồng gốc tổ, tuy chưa được tổ chức chu đáo,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.