Tại sao Trung Hoa cổ thời không có nhiều bộ lạc, mà các dân tộc khác thì
có? Là vì địa bàn cổ thời của họ là một địa bàn vô cùng lợi thế, là đồng
bằng mênh mông, không bị núi non hiểm trở chia thành nhiều ô như ở
Trung Việt, ở Ấn Độ, dân ở nơi nầy liên lạc với dân khác quá dễ nên phong
tục, ngôn ngữ không bị địa phương hóa, hơn thế, điều kiện chánh yếu có lẽ
là khí hậu giống hệt nhau nên điều kiện sống của tất cả mọi người đều
giống hệt nhau.
Đọc sử Tàu và truyện Tàu, có ai để ý đến sự kiện nầy chăng? Dưới đời
Chu, thiên hạ đi xe, đánh giặc bằng xe. Nhưng tới đời Hán thì xe biến mất
trong sử và trong truyện.
Đó là vì dưới đời Chu, người Tàu chỉ hoạt động ở đại bình nguyên Hoa
Bắc, ở đó đất bằng phẳng, chưa biết làm đường vẫn dùng xe được. Nhưng
tới đời nhà Hán thì họ hoạt động dưới sông Hoàng Hà, có quá nhiều núi non
và sông ngòi, mà họ thì chưa có đường sá, cầu cống, thành thử xe phải dẹp
luôn.
Họ không có bộ lạc chính là nhờ đại bình nguyên Hoa Bắc lớn như biển
ấy nó diệt địa phương tính từ trong trứng nước.
Thế nên gia đình cứ nở lớn ra thành thị tộc, thị tộc nở lớn ra thành đại thị
tộc (peuplade), địa phương tính quá yếu, bộ lạc xuất hiện không được.
Sự kiện Trung Hoa cổ thời không có nhiều bộ lạc, không được ai chú ý
đến cả, kể cả các nhà bác học Trung Hoa về dân tộc học cũng không biết.
Về sau, cuối đời Chu khi các chư hầu cát cứ, biệt lập, tánh cách bộ lạc
cũng không có vì đó là sự biệt lập giả tạo, biệt lập chánh trị mà dân thì đã
giống nhau từ lâu đời rồi.
Trương Nghi, Tô Tần chạy từ nước nầy sang nước nọ để du thuyết, vẫn
ăn nói lưu loát bất kỳ ở nước nào, và được họ coi như người của nước họ,
sự kiện ấy cho thấy quá rõ là họ gần giống hệt nhau, người ở đâu cũng