NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 800

nhưng vẫn có tổ chức”.

Như vậy một bộ lạc có thể đông năm triệu người, chớ không phải chỉ

đông có vài chục gia đình, mà địa bàn của họ có thể lớn bằng 10 nước Việt
Nam ngày nay chớ không phải hạn chế trong một làng.

ĐÓ LÀ MỘT GIAI ĐOẠN TỔ CHỨC XÃ HỘI CHỚ KHÔNG PHẢI

LÀ MỘT VÙNG NHỎ NÀO HAY MỘT NHÓM NGƯỜI NHỎ NÀO. Thế
nên định nghĩa mà chúng tôi phối hợp mới dùng lối nói “CUỘC SINH TỤ”,
chớ không hề nói một xóm, một làng, một vùng bao giờ.

Như vậy, một bộ lạc, quá giống một quốc gia, chỉ có khác là nó chưa biết

tổ chức như một quốc gia.

Thế nên khi một bộ lạc quá lớn, người ta không gọi nó là bộ lạc nữa, mà

dùng một từ hơi giống dân tộc, đó là từ peuplade.

Danh từ peuplade cho biết rằng bộ lạc đó đông hàng triệu người nhưng

chưa thành dân tộc (peuple) vì chưa biết tổ chức như một quốc gia. Nhưng
lại không thể gọi nó là bộ lạc (tribu) vì sợ lầm lẫn với các bộ lạc còn quá
nhỏ.

Người ta hiểu thêm rằng peuplade ngụ ý kém mở mang, nhưng đó chỉ là

nghĩa phụ, nghĩa chính là: dân tộc chưa thành dân tộc, dĩ nhiên là vì nó kém
mở mang nên nó chưa thành dân tộc, hai tánh cách đó đi đôi với nhau,
nhưng gọi một cộng đồng, người ta bằng vào lượng chớ không bằng vào
phẩm, mà sự hiểu thêm đó lại chỉ hàm ý phẩm, tức ý nghĩa phụ thuộc.

Dĩ nhiên là từ thời kỳ bộ lạc nhỏ (tribu) tiến tới bộ lạc lớn (peuplade)

phải qua một thời gian mà bộ lạc nhỏ nầy còn độc lập đối với bộ lạc nhỏ
khác, và để thống nhứt, thường có chủng tộc, nhưng không phải luôn luôn
có.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.