NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 807

rất giản dị và hay nên thiên hạ đều làm như vậy, rồi sau nhà vua công nhận
cái hay đó và bắt chước dân trong các việc kiến phong.

Vua phong cho một bề tôi ở đất Sài thì bề tôi ấy được và phải lấy họ Sài

mặc dầu trước đó, ông ấy đã có họ rồi, họ Bi chẳng hạn.

Sau, nhà vua còn chế ra nhiều biến thể khác nữa, chẳng hạn chúa của chư

hầu Tần, vì giỏi dinh điền và có công dinh điền nên được ban cho họ Dinh.
Tên đất, tên sông, tên núi không còn giữ vai trò quan trọng trong việc dùng
làm tên dòng tộc nữa.

Có một người giỏi tài nuôi bò cho nhà vua, được ban cho họ Ngưu thì

nghĩa là dựa vào chuyên môn, chớ không phải chỉ căn cứ vào đất lập nghiệp
nữa.

Tiên tổ của Mã Viện họ gì không ai biết, nhưng có một ông tổ dưới thời

Chiến quốc làm tướng cho vua nước Triệu, nên được cho lấy họ Triệu.
Triệu là tên của dòng tộc của chúa nước Triệu, công thần mới được mang
tên dòng tộc Triệu để làm Họ, còn quan nhỏ và thường dân thì không.

Vậy ông tổ ấy tên họ là Triệu Xa.

Triệu Xa rất giỏi tài trị những con ngựa bất kham (ngựa chứng) của quân

đội, thế nên rồi lại được phong chức là Mã Phục Quân.

Từ đó con cháu y lại lấy chữ Mã để làm cái họ, vì dòng họ ấy được hiển

vinh nhờ ngựa (lại cũng vì lý do chuyên môn nữa).

Họ Mã, về sau không bao giờ thay đổi nữa, bởi vua đã hết đất để phong

kiến rồi. Hàng vạn cái Thị ấy rồi sẽ diệt nhau để đi lần đến chế độ chư hầu
to tát. Khi số hậu từ 10 ngàn, xuống còn có 800 thì số họ cũng sụt y như
vậy, vì khi hậu nầy diệt hậu nọ, thì diệt hết cấp lãnh đạo, dân còn sống sót,
tức bọn con cháu xa xôi của hậu trưởng, được thu nhận, và phải đổi họ theo
cái tộc vừa thắng trận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.