NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 834

Nếu chứng minh được điều đó thì các thuyết của Tây về Thượng Việt sai

hết, các ông Tây cho rằng Thượng Việt là một phụ chủng Cao Miên, mà
như vậy, họ phải từ Cao Miên sang Cao nguyên.

Chứng minh được điều đó thì cổ sử Chiêm Thành sẽ rõ ràng hơn. Người

Chiêm Thành, cứ bằng vào ngôn ngữ của họ, là Mã Lai hỗn hợp y hệt như
Việt Nam. Nhưng yếu tố Mã Lai đợt I do đâu mà có, phải chăng là họ đến
sau, đánh đuổi người Thượng lên Cao nguyên, nhưng đánh đuổi không hết,
vì thế nên vốn là Mã Lai đợt II, họ lại dùng đến 30 phần trăm danh từ của
Mã Lai đợt I, chính vì chủ của đất cũ là Thượng Việt không đi hết mà có ở
lại để sống chung với họ, biến thành Chàm.

Cổ sử Chiêm Thành không được các ông Tây biết rõ, họ nói rất sai là

người Chàm từ vùng Đa Đảo di cư tới Trung Việt trong khi người Chàm chỉ
ở Hoa Nam, tới Trung Việt một lượt với người Mường tới Bắc Việt.

Bằng chứng mà chúng tôi đưa ra là danh từ Đàn Bà.

Đa Đảo: Wahinê
Mã Lai: Wanita
Chàm: Càmay
Việt: Mái, Cái

Nếu Chàm là Đa Đảo, họ đã nói Wanita hoặc Whinê, chớ không làm sao

mà nói Càmay được. Ngôn ngữ Đa Đảo chỉ là Mã Lai đợt II + ngôn ngữ
Mê-la-nê, trong khi đó thì Chàm ngữ là một phụ ngữ của Mã Lai đợt II,
không có yếu tố Đa Đảo nào hết.

Khi viết sử cho Chiêm Thành thì các ông Tây chưa hay biết rằng có Mã

Lai đợt I, đợt II gì cả, nên các ông rất mù mờ về buổi đầu của dân Chàm,
không biết họ từ đâu đến Trung Việt, và đến vào thời nào.

Các ông nói đến thổ trước bị Chàm đánh đuổi chạy lên rừng, mà không

biết thổ trước ấy là ai, tức là đoán mò rồi đây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.