không có đánh đuổi họ, bằng chứng là người Pnong vẫn ở lại được trong
lãnh thổ Cao Miên mà không bị đánh đuổi.
Tưởng lối suy luận của chúng tôi, khó lòng mà bác được, vì dân Cao
Miên thuở xưa rất ít, họ chỉ van lạy người đồng chủng ở lại với họ để lập
quốc, chớ không thể đánh đuổi ai hết.
Và ta cứ ngắm một người Thượng, bất cứ nhóm nào. Sơ Đăng, Ra Đê,
Mạ mà xem, thì ta thấy rõ ràng là người Thượng rừng rú lại xinh đẹp hơn
Cao Miên thị thành nhiều lắm. Sao phụ chi lại bảnh hơn chánh chi?
Ta chỉ có thể hiểu rằng người Thượng là Mã Lai đợt I di cư bằng đường
biển, cùng lúc với ta và chiếm địa bàn Trung Việt vì địa bàn Bắc Việt đã bị
ta chiếm rồi.
Sử Chiêm Thành nói rằng Chàm đã đánh đuổi thổ dân ở Trung Việt rồi
lập quốc ở đó. Nhưng không có một ai mà biết thổ dân đó là ai cả, và rồi họ
đi đâu.
Khi mà ta biết được rằng người Chàm là Mã Lai đợt II thì ta phải hiểu
rằng thổ dân ấy là Thượng Việt, chớ không còn ai vào đó nữa cả.
Dựa vào nhạc khí thời Bắc Sơn ở Darlac, ta kết luận được rằng Thượng
Việt làm chủ Trung Việt và Cao nguyên rất lâu đời, chớ không phải chỉ làm
chủ Trung Việt mà thôi. Sở dĩ chưa tìm được dấu vết của Mã Lai đợt I ở
Trung Việt vì các nhà đào bới Pháp, bận say mê đất Chiêm Thành, không có
đào bới gì hết ở Trung Việt một cách đáng kể. Tuy nhiên, họ đã có gặp dấu
vết Mã Lai đợt I ở lộ thiên mà không dè.
Đó là dấu vết Tam Tòa. Trạm Tam Tòa không thể là dấu tích của đợt II vì
chỉ có đồ đá mài mà không có dụng cụ canh nông, cũng không thể là dấu
tích của hai chủng Mê-la-nê và Nêgrito vì hai chủng đó một quá kém cỏi,
trên thế giới, nơi nào họ cũng không tiến lên đá mài được, đó là chủng