NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 837

Négrito, còn chủng Mê-la-nê thì riêng ở Việt Nam, chưa tiến lên thời đại đá
mài.

Chỉ có một nhóm người mới có thể là tác giả của những cổ vật Tam Tòa,

đó là Mã Lai đợt I. Nhạc khí Darlac và đồ đá mài Tam Tòa, tuy chỉ là hai
dấu vết nghèo nàn, nhưng đủ sức vẽ ra được lộ trình của Mã Lai đợt I.

Darlac là địa bàn của Mã Lai đợt I, nhưng ngày nay nó lại là địa bàn của

người Ra Đê tức Mã Lai đợt II. Thấy quá rõ rằng Chàm, chẳng những đánh
đuổi Mã Lai đợt I lên núi rừng, lại còn rượt theo họ nữa, và hai nhóm Ra Đê
và Gia Rai là hai nhóm Mã Lai đợt II không lập quốc được như Chiêm
Thành, vì ở núi rừng họ thiếu điều kiện hơn Chàm, nhưng thuở mới di cư
đến Trung Việt thì Chàm, Ra Đê, Gia Rai đều có một nền văn minh giống
nhau, đó là nền văn minh của Mã Lai đợt II vào buổi ấy mà có lẽ Ra Đê và
Gia Rai còn giữ cho đến ngày nay, không thay đổi gì hết, đại khái biết nuôi
gia súc, biết kim khí, biết trồng trọt, nhưng không giỏi lắm.

Ta có thể tưởng tượng rằng người Sơ Đăng bị Chàm đánh đuổi chạy lên

Kontum qua nẻo Trà Mi, Ngọc Lĩnh. Đó là đường núi khó đi nên Mã Lai
đợt II không có rượt theo họ. Bà Na thì chạy lên Cao nguyên, qua đèo An
Khê mà hiện nay họ còn giữ đất, quanh An Khê.

Mã Lai đợt II rượt theo họ qua ngã Ninh Hòa, Cheo Reo, chiếm Phú Bổn,

tràn qua Pleiku, lấn xuống Darlac.

Các nhóm Mã Lai đợt I khác như Mạ, Xi Tiêng, Kô Hô thì xem ra không

phải là Trung Việt lên, mà từ Phù Nam lên, theo nghiên cứu về người Mạ
của ông Bourotte và của riêng của chúng tôi: Nam Kỳ và Cao Miên nay
cũng là đất của Mã Lai đợt I (với lưỡi rìu tay cầm) nhưng cũng bị bọn đợt II
cướp lấy để dựng lên nước Phù Nam, dân Phù Nam có ngôn ngữ của Mã
Lai đợt II, có trống đồng, như đã thấy và sẽ thấy, vì thế mà Mạ, Xi Tiêng,
Kô Hô, Pnong mới phải chạy lên núi rừng, nhưng không đi ngay như Bà Na

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.