NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 838

và Sơ Đăng mà chỉ mới chạy đi khi đế quốc Phù Nam tan rã, vì dân Phù
Nam quá thưa, họ cần những hợp tác mà không đánh đuổi bọn đợt I.

Dân Sơ Đăng có lẽ chạy rất ít vì đường khó đi, và Bắc Chiêm Thành có

ngôn ngữ gồm nhiều yếu tố Mã Lai đợt I hơn Nam Chiêm Thành. Trung
tâm của nước Lâm Ấp, sau khi họ dựng nước chừng một trăm năm thì từ
Thừa Thiên được xê dịch xuống Quảng Nam, vì ở đó dân chúng sinh tụ
đông đảo, mà đông đảo là nhờ thổ trước còn ở lại rất đông.

Đây là chương mà chúng tôi có chứng tích rất ít ngoài nhạc khí Darlac và

ngôn ngữ tỷ hiệu, một chứng tích mà khoa học chê. Nhưng thử hỏi tại sao
họ cách biệt với ta bằng Trường Sơn mà danh từ của họ lại giống ta nhiều
hơn là giống Cao Miên, trong khi đó giữa họ và Cao Miên không có núi cao
đáng kể.

Nên biết đất Cao nguyên là đất dốc, phía cao ở chơn Trường Sơn, phía

thấp ở bờ Cửu Long. Con người đi xuống đồng bằng chớ không từ đồng
bằng lên núi rừng.

Họ không đi xuống mãi được vì họ không phải là Cao Miên nên bị Cao

Miên không cho nhập cảnh.

Khoa học chê ngôn ngữ tỷ hiệu cũng có lý do vì có người sử dụng khoa

đó không phải để kiểm soát lại những điều đã được biết chắc nhờ các khoa
quan trọng hơn, mà để kết luận về những điều chưa được nghiên cứu, như
trường hợp người Thượng Việt đây là một.

Khoa học chê là chê lối sử dụng, chớ nếu chỉ dùng để bổ túc cho những

thiếu sót của khoa khảo tiền sử và chủng tộc học thì đã khác rồi.

Ông G. Coedès là người đã biết Thượng Việt và Cổ Mã Lai, lại đủ can

đảm gọi họ là Dravidien, thế mà lại viết to rằng Thượng Việt là phụ chi của
Cao Miên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.