NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 899

thành Chàm và nếu họ có thờ họ thờ Dừa chớ không thờ Cau vì cái lẽ sau
đây:

Cao Miên và Phù Nam thường có chung cổ tích mà cổ tích Cao Miên đã

được ghi chép thành văn, luôn luôn nói đến bà chúa Lá Dừa.

Nam Chiêm Thành là quê hương của Dừa chớ không phải của Cau, và sở

dĩ trong nước Chiêm Thành hai phe Cau, Dừa luôn luôn xung đột nhau, vì
hai lẽ: dân Nam Chiêm Thành là dân Phù Nam biến thành Chàm, chớ
không phải là dân Chàm chánh hiệu, mặc dầu họ cũng là Mã Lai đợt II với
nhau cả, nhưng đã lập quốc riêng, có quyền lợi riêng, và khi bốn tỉnh ngày
nay tương đương với xứ Panduranga thời xưa là Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận và Bình Tuy của Phù Nam bị sáp nhập với Chiêm Thành thì
dân thờ Dừa ở đó đã xem dân thờ Cau là xâm lăng, còn dân thờ Cau lại xem
dân thờ Dừa là kẻ bại trận mà khinh khỉnh.

Cau Dừa không thuận nhau chỉ vì dị tộc, mặc dầu đồng chủng và cũng vì

có kẻ xâm lăng và kẻ bị trị.

Sở dĩ có sự lầm lẫn của các nhà bác học Âu châu là vì khi họ nghiên cứu

dân tộc Chàm thì chỉ còn có Chàm Ninh Thuận. Ở trong cộng đồng ấy có
hai phe, nhưng còn làm thế nào để biết cho đúng phe nào từ phương Bắc
tràn xuống, vì họ đã tràn xuống từ thế kỷ 9 S.K. tức đã một ngàn năm rồi.

Chỉ có suy luận như ông R.A. Stein mới truy nguyên được Cau ở đâu,

Dừa ở đâu, chớ không thể dựa vào ký ức của một vài người Chàm được.

Lạc Lồi với Lạc Việt không xa nhau lắm đâu thì nếu Lạc Lồi thờ Cau thì

Lạc Việt cũng thờ Cau.

Tin tưởng của chúng tôi rằng vật tổ thứ nhì của Lạc Việt là Cau, được

những hình khắc trong đồ vật Đông Sơn xác nhận, những hình mà các ông
Tây cứ cho là lông chim và chúng tôi đã bác bỏ, cho là tàu Cau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.