Thế nên khi những ông L. Aurousseau và Nguyễn Phương bác bỏ rằng
nước ta xưa tên là nước Văn Lang, bác bỏ chỉ vì sử Tàu không có chép, mà
chỉ truyền thuyết của ta xưa là có kể, thì ta có quyền cãi lại hai vị đó là hai
nhà trí thức bất kể truyền thuyết trong khi thế giới khoa học đều nghiêng
mình xuống để nhìn sâu vào truyền thuyết.
Người Tàu biết rất nhiều vào thuở đó, nhưng họ không thể biết hết. Sở dĩ
họ có biết một nước Lạc Việt tên là Đạo Minh ở Trung Lào chỉ nhờ một
may mắn là Đạo Minh có thông sứ với họ, còn Văn Lang thì không.
Sự vắng mặt Văn Lang trong thư tịch Trung Hoa không hề có nghĩa là
Văn Lang không có.
Ở Nam Kỳ có loại cau trái màu lục nhưng có sọc trắng. Vùng Đồng Môn
sản xuất cau, cung cấp cho cả miền Nam và miền Trung. Các cụ ở đó thuở
chúng tôi còn bé, biên sổ, chỉ loại cau sọc đó là Văn Lang đấy.
Nhưng thuở Văn Lang lập quốc, ta chưa biết chữ nho, thế sao ta lại gọi
quốc hiệu ta bằng chữ Nho?
Có thể trong truyền khẩu, người ta chỉ nói được Nước Cau Sọc mà thôi.
Nhưng tới đời Tấn thì các cụ đã thâm nho rồi và thấy nôm na là mách qué,
gọi tên nước là Cau Sọc xấu lắm, như Nhượng Tống đã thấy Xích Quỷ là
xấu lắm, nên khi kể chuyện xưa cho con cháu nghe, các cụ Hoa hóa Cau
sọc thành ra Văn Lang.
Nhưng chưa hết rắc rối. Theo tự dạng hiện nay thì Văn Lang là Con trai
xâm mình chớ không phải là Cau sọc.
Tại sao Cau sọc lại biến thành Con trai xâm mình?
Khi cụ nào đó cầm bút để ghi lời truyền khẩu được Hoa hóa, cụ ấy đã do
dự không biết nên viết Văn Lang nào, và cũng cứ cái quan niệm xấu tốt của