Và khi ta biết chữ Nho, ta biến cái gì ra Văn Lang thì ta phải biến cả hai
chữ, chớ không sao lại ghép một chữ Nho và một chữ Nôm. Thí dụ Bố Cái
thì hai từ đều là tiếng Mã Lai đã được giải thích là gì ở chương Ngôn ngữ tỷ
hiệu.
Ta còn vật tổ nào khác nữa hay không, ngoài Cau sọc và Nai? Hẳn là
phải còn.
Đã bảo Lạc Việt thuộc Cửu Lê, chủ nhơn Hoa Bắc thời Hiên Viên. Mà ở
Hoa Bắc thì không hề có cây Cau. Thế thì cây Cau chỉ là vật tổ mới, được
thờ tại địa bàn định cư mới là Bắc Việt, vật tổ thứ ba.
Vật tổ thứ nhì phải là cái gì khác hơn nữa kia. Và cái đó phải có mặt rất
nhiều trong cổ vật Đông Sơn, không kém tàu cau và Nai chút nào hết.
Vật tổ thứ nhì, chúng tôi cho là con Giao Long.
Thật thế, trên tất cả các món đồ đồng đào được đều thấy có hình của
những con vật thuộc loại bò sát, nhưng không giống con gì hết. Người nghệ
sĩ Đông Sơn khắc hình rất khéo, thế sao họ lại khắc hình con vật ấy không
giống con gì cả?
Rất là giản dị, vì không ai thấy rõ con Giao Long bao giờ cả.
Con vật đó có hình khắp nơi, ở những món không có hình chim, vẫn có
con đó, khiến ta thấy sự quan trọng lớn lao của nó, lớn hơn chim nhiều lắm.
Trên các lưỡi rìu, không hề có hình Chim, nhưng có hình nai và hình con
vật đó, còn trên các trống, các bình thì con vật đó cũng có mặt, thí dụ bình
đồng Đào Thịnh.
Con vật nầy có mặt ở nhiều cổ vật lạ, chẳng hạn như ở trong hộ tâm kinh
(plaque peetorale) đào được ở Đông Sơn.