NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 906

phương pháp rất là mềm dẻo và hữu hiệu, khác hẳn với các cố đạo khác, chỉ
biết duy lý cứng ngắc một cách đáng thương hại.

Các nhà viết sách của ta xưa toàn là những bực danh Nho, mà chữ Dạ

chữ Văn khác nhau hơi xa, làm sao có sự lầm lẫn được, có dở chữ Tàu như
chúng tôi, cũng không lầm lẫn thì các cụ đâu có lầm, R.A. Stein cũng nghĩ
như vậy.

Các cụ Tàu thì lại càng không thể lầm hơn, bởi Dạ họ đọc là Yế, còn Văn

họ đọc là Màl. Chưa chắc gì tác giả của Thông Điển đã lầm Dạ Lang ra Văn
Lang
như ông Nguyễn Phương nói, bởi không sao mà lầm lẫn Yế với Màl
được cả.

Vậy tên nước ta, dưới đời Hùng Vương, chỉ là Nước Cau Sọc, vì ta chưa

học chữ Nho, không thế nào dùng hai chữ Văn Lang được. Mà đặt tên nước
như vậy là vì vật tổ của ta là Cau, hơn thế, là Cau sọc.

Quốc hiệu ấy được truyền miệng trong dân chúng nhiều năm mãi cho đến

khi bị trị, ta học chữ Nho rồi thì các cụ mới ghi ra trên giấy cái tên Cau sọc
đó. Nhưng vì tinh thần mỹ hóa, thay vì viết Văn LangCau sọc, các cụ
viết Văn LangCon trai xâm mình, cho nó oai.

Chúng tôi đã nghiền ngẫm nhiều năm, khi nghiên cứu sổ sách buôn bán

của các cụ trong vùng Đồng Môn, tỉnh Biên Hòa, các cụ biên rõ ràng là Văn
Lang để chỉ loại Cau sọc mà các cụ bán ra khắp miền Nam.

So sánh hai chữ Văn Lang có nghĩa là cau sọc với hình khắc ở Đông Sơn,

lại đối chiếu với vật tổ của Lạc Lồi, chúng tôi tin chắc rằng vật tổ của Lạc
Việt là Cau sọc, bị biến thành Văn Lang, Con trai xâm mình, thay vì Văn
Lang, Cau sọc, vì tinh thần mỹ hóa của các cụ nhà nho.

Giáo sư Kim Định cho rằng Văn Lang có thể bắt nguồn từ Văn Làng.

Nhưng nếu đó là danh tự xưng tối cổ của ta thì không thể có chữ nho Văn
trong đó được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.