NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 912

Không chắc là Khổng Tử đã sáng tác tự dạng ấy vì Khổng Tử dùng tự

dạng để chép chuyện đời xưa chớ không phải chuyện đương thời, và có thể
tự dạng đó đã có sẵn rồi, thuở mà cái đời xưa ấy đang xảy ra.

Dân Việt đời Chu đã tiến lên nông nghiệp thì không còn vấn đề chỉ họ

bằng lưỡi rìu độc đáo của họ nữa, mà bằng chữ Mễ vì họ chuyện trồng lúa
gạo. Nhưng cái hình lưỡi rìu còn được giữ, có lẽ chỉ để cho biết lối đọc tự
dạng mới mà thôi, vì tự dạng ấy mới bày ra, phải dạy cho thiên hạ biết đọc
bằng cách nào đó.

Trong thư tịch Trung Hoa, chữ Việt bộ Mễ xuất hiện vào năm 500 T.K.,

năm phỏng định về việc san định Kinh Thư và biên soạn Xuân Thu.

Nhưng trong Xuân Thu, Khổng Tử chép chuyện đời xưa, chớ không phải

chép chuyện đương thời. Cái đời xưa về dân Việt đó là năm 1115 T.K. năm
mà Hùng Dịch được phong ở Kinh Man với tước Tử.

Khổng Tử kể chuyện vua Chu Thành Vương phong cho Hùng Dịch ở đất

Kinh Man cũng gọi là Kinh Việt, hoặc Châu Kinh và có thể kể như tự dạng
Việt bộ Mễ xuất hiện vào năm 1115 T.K.

Chữ Việt bộ Mễ ấy chỉ chi Lạc hay chi Âu?

Ta có bằng chứng rằng nó chỉ chi Lạc, chỉ cái nhóm Mã Lai đợt II mà

hiện nay là người Nam Dương, bằng cách đối chiếu ngôn ngữ của dân Sở ở
Châu Kinh và ngôn ngữ của người Mã Lai Nam Dương ngày nay.

Thật là huyền diệu. Ngôn ngữ của người nước Sở, tưởng như không còn

ai biết được nữa hết, nhưng vẫn có thể biết, có thể dùng để đối chiếu, và
chúng tôi đã đối chiếu rồi ở chương Chủng Nam Mông Gô Lích.

Chữ Nho phiên âm Sở ngữ: Nậu ô đồ

Quan Thoại: Nậu ú tù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.