NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 914

chuyện xảy ra năm 672 T.K. tức sau câu chuyện trước đến 443 năm, Khổng
Tử lại đổi tự dạng của chữ Việt.

Lần đầu tiên, chữ Việt thứ ba xuất hiện trong thư tịch Trung Hoa. Việt có

nghĩa là Vượt qua.

Vào năm 672 T.K. đó, vua Sở Thành Vương lên ngôi và vua nhà Chu lại

xuống chiếu phủ dụ: “Khanh hãy chế phục và bình định những rợ Nam man
để cho lũ man di Việt đừng xâm phạm trung nguyên”.

Nên biết rằng Khổng Tử thận trọng từng chữ, vô địch thế giới về cách

dùng danh từ, thì không phải người muốn viết sao thì viết đâu, mà hẳn có
một biến cố gì xảy ra.

Biến cố ấy là đây.

Vào năm đó, nước Sở đã ăn lấn xuống Hồ Nam rồi, sau khi diệt nước

Huyền ở Hồ Nam, và như vậy, họ phải trực tiếp chạm trán với một nhóm
Việt khác hơn. Đó là nhóm Âu.

Té ra Âu chạy xuống Hồ Nam và Quý Âu. Nhưng ở hai nơi đó, Âu gặp

đồng bào đang nằm sẵn ở nơi đó, hay gặp đất trống thì chắc trên đời nầy
không ai có thể biết được.

Nhưng có một điều nầy là Âu tuy còn bị gọi là Âu, nhưng lại được gọi

bằng danh xưng khác nữa là Âu Việt vì Tàu biết rằng Âu với Việt đồng
chủng.

Và Âu Việt chỉ là người Thái ngày nay chớ không có ai đâu lạ, vì người

Âu tồn tại và họ nói tiếng Thái.

Vậy họ tái ngộ lại với Âu Hoa Bắc và chợt thấy rằng Âu cũng giống Lạc,

nên cũng gọi Âu là Việt, nhưng vì Âu có khác nhau chút ít với Lạc nên họ
phải bày ra một tự dạng thứ ba để có hai tự dạng hầu chỉ hai thứ dân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.