NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 913

Mã Lai ngữ Nam Dương (hiện kim): Mâu sú sú

Xem ra thì sau 3 ngàn năm, tiếng Mã Lai Nam Dương không có thay đổi,

bằng vào bản đối chiếu trên đây, mặc dầu đó là đối chiếu những từ phiên
âm, tức có sai chút ít.

Nhiều nhà bác học Âu Mỹ cho rằng dân bản xứ của Sở là đủ thứ man di,

nhưng chúng tôi đối chiếu ngôn ngữ thì biết chắc họ là chi Lạc, đợt II,
không có man di nào khác nữa hết, hoặc có mà không phải dân chủ lực.
Dân chủ lực phải là dân có ngôn ngữ được sử Tàu cho là ngôn ngữ chánh,
mà ngôn ngữ ấy, ta có thể biết được nhờ sự phiên âm rất sát của các cổ thư
Trung Hoa. Đó là tiếng Mã Lai Nam Dương, mà ta đã thấy rồi trong cái tên
của một viên tướng Sở là Nậu Ô Đồ (của sách Tàu phiên âm) có nghĩa là
Bú vú cọp. Tiếng Mã Lai Mâu sú sú cũng có nghĩa là Bú vú cọp. Mâu sú sú
được Tàu phiên âm rất sát, chỉ tại các nhà Nho ta đọc sai là Nậu Ô Đồ, chớ
Tàu thì đọc gần giống, Nù ú tù.

Cái thuyết cho rằng dân Sở gồm đủ thứ man di của Guy Moréchand hoàn

toàn sai, vì Guy Moréchand lập thuyết không chứng tích. Khi chúng tôi đưa
ra ba danh từ Sở, mà người Sở tạm dùng làm nhân danh, để đối chiếu thì nó
lòi ra là chỉ có một thứ man di độc nhứt, đó là Mã Lai đợt II, tức là Mường,
Chàm và bọn đi Nam Dương.

Cái nguy trong sự lập thuyết không có chứng tích là như thế đó.

Vậy ở Kinh Cức tức Hồ Bắc nay, vào đầu đời Chu, không có chi Âu tức

Thái, mà toàn thể là Lạc đợt II, tức Mã Lai Nam Dương. Sở chỉ là tổ tiên
trực tiếp của người Mường chớ không phải của ta. Nhưng thật ra thì ta vẫn
có mặt nơi đó. Để rồi xem.

Thế rồi tịt ngòi. Hùng Dịch bị bỏ quên, y hệt như Vô Dư trước đó.

Nhưng thình lình, chép về một câu chuyện đời xưa, ít xưa hơn, một câu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.