NGUỒN GỐC NHÃN HIỆU - Trang 246

Một cách để làm được điều này là sáp nhập hoặc mua công ty

khác. Vào nửa cuối của những năm 1990, hãng America phải khuất
phục trước con sóng mạnh mẽ M&A (Sáp nhập và mua lại: Merger &
Acquisition). Ngoại trừ ngành đầu tư ngân hàng thì việc sáp nhập và
mua bán công ty là trò chơi của kẻ thua cuộc. Người ta ước tính số
tiền thua lỗ mà các công ty sáp nhập trong thời gian 1995 - 2000
phải chịu là 1.000 tỷ đô la trị giá cổ phiếu.

Sáp nhập: tốt và không tốt

Theo quan điểm chiến lược, sáp nhập không nhất thiết là một

việc xấu. Khi một công ty mua được một đối thủ trực tiếp, hai
điều xảy ra và cả hai đều tốt: Công ty tăng được thị phần và giảm
được đối thủ cạnh tranh.

Khi một công ty mua lại một công ty khác ngành, cả hai điều xảy

ra và cả hai đều xấu. Nhãn hiệu yếu đi và sự quản lý cũng kém
dần do phạm vi kiểm soát của nó phải trải rộng ra và mỏng hơn.

Điều đáng nói là, chính sự hợp nhất thứ hai lại nhận được sự ủng

hộ của nhiều thành viên công ty sáp nhập và mua lại. Những sự kiện
sáp nhập mở rộng dây chuyền sản xuất của một công ty thường
được xem là “sự điều chỉnh hợp lý”. (Hãy xem trường hợp Tập đoàn
AOL Time Warner.)

Vì “mở rộng” là từ được ưa chuộng, sự điều chỉnh hợp lý có thể là

sự kết hợp giữa một công ty sản xuất ô tô cao cấp và một công ty
sản xuất ô tô giá rẻ. Như thế thì công ty nào cũng có thể mở rộng
thị trường. Chính thế nên Daimler-Benz Aktiengersellschaft đã sáp
nhập với Tập đoàn Chrysler và tạo thành DaimlerChrysler.

Thật là tai hại!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.