NGUỒN GỐC NHÃN HIỆU - Trang 248

Truyền thuyết mở rộng

Một truyền thuyết nữa càng mang lại cái hại cho các công ty là

truyền thuyết “mở rộng”. Đó chính là nhu cầu mở rộng hoạt động
kinh doanh của một công ty trên phạm vi lớn nhất có thể. Tại sao
AT&T lại mua các công ty sản xuất cáp? Tại vì AT&T không ở trong
ngành “điện thoại” mà ở trong ngành “thông tin liên lạc”.

Thế nào là kinh doanh thông tin liên lạc? Điện thoại, truyền

hình, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, Internet, báo, tạp chí,
truyền thanh, dịch vụ quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) là các
mặt của ngành thông tin liên lạc.

Một công ty có nên tham gia vào tất cả các ngành này? Khi bạn

mở rộng phạm vi ngành kinh doanh mà bạn tham gia tức là bạn đang
“bơi” ngược lại dòng thác phân tách. Sau một thời gian, bạn phải nghĩ
đến việc thu hẹp phạm vi kinh doanh của mình.

Thu hẹp phạm vi kinh doanh (“tỉa cành” cho công ty của bạn) là đi

ngược với quan niệm truyền thống. Nó cũng đi ngược lại lời khuyên
trong bài báo nổi tiếng nhất từng xuất hiện trong bất kỳ ấn
phẩm về quản lý nào trên thế giới.

Lóa mắt bởi tật “cận thị trong kinh doanh”

Trong ấn phẩm tháng 7 - 8 năm 1960 của tờ Harvard Business

Review, Theodore Levitt

(1)

đã đăng một bài viết gây ảnh hưởng đối

với hàng ngàn nhà quản lý tập đoàn trong những thập kỷ tới.

Với tựa đề “Tật cận thị trong kinh doanh”, bài báo đã chỉ trích

“cách quản lý thiển cận” do xác định phạm vi kinh doanh quá hẹp. Ví
dụ kinh điển ông đưa ra là ngành đường sắt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.