NGUỒN GỐC NHÃN HIỆU - Trang 317

Nên giới thiệu nhãn hiệu mới của bạn theo kiểu nào? Theo kiểu

cất cánh của tên lửa hay của máy bay?

Lấy một nhãn hiệu điển hình trong ngành công nghiệp đồ

uống làm ví dụ. Nhãn hiệu này mất 4 năm để vượt qua ngưỡng
doanh thu 10 triệu đô la năm và cần thêm 5 năm nữa để đạt mức
100 triệu đô la.

Đó chính là Red Bull, một nhãn hiệu được xây dựng chủ yếu từ

quan hệ công chúng. Đây là ví dụ cho một nhãn hiệu đã cất cánh
theo kiểu máy bay, không phải tên lửa.

Một ví dụ khác là câu chuyện của một nhãn hiệu phần mềm đã

cần khoảng thời gian thậm chí còn nhiều hơn Red Bull để có thể
cất cánh. Nhãn hiệu này mất 10 năm để đạt mức doanh thu hàng
năm 100 triệu đô la

Nhãn hiệu đó chỉ có thể là Microsoft, một nhãn hiệu đã cất cánh

theo kiểu của máy bay, không phải của tên lửa.

Một nhãn hiệu trong lĩnh vực bán lẻ cho chúng ta một ví dụ khác.

Phải mất 14 năm kể từ ngày ra mắt, nhãn hiệu này mới vượt ngưỡng
100 triệu đô la doanh thu thường niên. Ngày nay, mỗi năm nhãn hiệu
này thu về 198 tỷ đô la và đã trở thành hãng bán lẻ lớn nhất thế
giới.

Đó chính là Wal-Mart, một nhãn hiệu đã cất cánh theo kiểu của

máy bay, không phải của tên lửa.

Bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của sản phẩm mới xuất hiện

khi doanh số khiêm tốn lâu nay bỗng tăng vụt và dần chiếm lĩnh
thị trường rộng lớn. Theo báo cáo của một nghiên cứu gần đây, bình
quân các nhãn hiệu ở Mỹ phải mất 6 năm kể từ ngày ra mắt để đạt
tới bước ngoặt này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.