chiến máy tính cá nhân với các đối thủ đi sau như Compaq,
Hewlett-Packard và Dell. Tại sao lại như vậy? Phải chăng việc sử dụng
tên IBM làm nhãn hiệu cho sản phẩm này là sai lầm. Cái tên IBM
đối với người tiêu dùng nghĩa là máy chủ mainframe, chứ không
phải máy tính xách tay. Nghịch lý này sẽ được chúng tôi lý giải kỹ
càng hơn trong chương 6, chương “Giới thiệu nhãn hiệu”.
Số 4: General Electric (48,907 tỷ đô la, số liệu năm 2006)
Lịch sử của GE có thể trở lại thời của Thomas Edison, khi ông phát
minh ra đèn điện vào năm 1879. Công ty của ông (Công ty điện
Edison) sau này trở thành Công ty điện Electric.
Cũng giống như Internet ngày nay, đèn điện là sản phẩm có tính
cách mạng đã cơ bản làm thay đổi cả xã hội, biến một ngày 12 tiếng
thành một ngày có 24 tiếng.
Số 5: Intel (32,319 tỷ đô la, số liệu năm 2006)
Giống như hầu hết các nhãn hiệu có giá trị khác của thế giới,
nhãn hiệu Intel ra đời nhờ một phát kiến duy nhất. Đó là vi mạch
điện tử. Intel là công ty đầu tiên giới thiệu bộ vi xử lý Intel 4004.
Hơn thế nữa, Intel đã rất khôn ngoan khi từ bỏ việc kinh doanh
chip nhớ để tập trung vào dòng vi xử lý mới. Một ví dụ điển hình cho
hiệu quả của việc cắt giảm. (Xem Chương 13)
Số 6: Nokia (30,131 tỷ đô la, số liệu năm 2006)
Điều gì đã làm nên nhãn hiệu Nokia? Nếu diễn đạt bằng một từ
thì đó chính là điện thoại di động.
Chân thực mà nói, vị trí số 6 trong bảng xếp hạng này lẽ ra phải
thuộc về Motorola, công ty đầu tiên giới thiệu điện thoại di động.
Tuy nhiên, Motorola đã để mất vị trí này cũng giống như cách IBM