NGUỒN GỐC NHÃN HIỆU - Trang 347

Không có một nhãn hiệu nào có thể bao quát được tất cả các

chủng loại hàng đã phân tách. Đặc biệt là khi các chủng loại hàng đó
không thuộc lĩnh vực cạnh tranh của hãng sản xuất.

Chúng ta đã chứng kiến thất bại của IBM trong các cuộc cạnh

tranh với hãng Dell và Compaq về máy tính cá nhân. Cạnh tranh với
hãng Microsoft về hệ điều hành, cạnh tranh với Intel về bộ vi xử lý
dùng cho máy tính cá nhân và cạnh tranh với Toshiba về máy tính
xách tay.

Các chủng loại hàng hiếm khi tồn tại cùng nhau. Trên thị

trường, cũng có khi các chủng loại hàng cùng hội tụ, nhưng chỉ khi
nào các bên cùng có lợi, ví dụ như: Dầu gội đầu/Dầu xả. Máy ảnh/
Điện thoại di động.

Việc hội tụ của các chủng loại hàng đôi khi có nghĩa là mang lại lợi

ích, nhưng cũng có lúc chỉ là sự chấp nhận. Vì thế, sự hội tụ thường
rất ít gặp trong cuộc cạnh tranh giữa các nhãn hiệu.

Một trong những điều quan trọng nhất là sức mạnh của một

nhãn hiệu trên thị trường. Tại sao có nhiều công ty thành công và có
nhiều công ty lại thất bại? Tại sao một số khách hàng thích mua
hàng nhãn hiệu này trong khi những người khác lại thích nhãn hiệu
khác? Tại sao một nhãn hiệu có thể nổi tiếng hôm nay nhưng lại
chìm xuống trong ngày mai?

Lý thuyết của Charles Darwin cũng giúp những nhà kinh doanh

hiểu được sức mạnh của thị trường. Quy luật tự nhiên được áp dụng
rất phù hợp trong quá trình xây dựng nhãn hiệu và chủng loại hàng.

Nhãn hiệu phát triển và chủng loại hàng phân tách

Nếu được quản lý một cách phù hợp, nhãn hiệu có thể phát triển

theo thời gian và trở thành một nhãn hiệu hùng mạnh, chiếm ưu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.