NGUYỄN DU TRÊN ĐƯỜNG GIÓ BỤI - Trang 192

ngắt, vắng tanh!

Gợi ý của Nguyễn Thiện khiến cho Nguyễn Du bồi hồi. Nguyễn

Du nhớ lại chuyện mười mấy năm trước đây, cả Nguyễn Du lẫn
Nguyễn Thiện từ Thăng Long theo cha ông về quê, đến bến này
thì rời đò, lên kiệu. Dân làng Tiên Điền và cả những làng gần đó ra
đón xem quan tể tướng trí sĩ về quê đông lắm. Trên đường cái
quan, các vị hương chức trong làng đều mặc áo thụng nhiều màu,
chen chúc cùng dân quê. Tất cả đều vui vẻ, tự hào. Dưới sông,
thuyền xuôi thuyền ngược, đò ngang cùng tấp vào bến để xem.
Dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền vốn là một họ lớn hưởng thực ấp ở
đây do Vua ban từ xa xưa, khai cơ lập nghiệp, đắp đê rửa chua cho
đất. Vì thế cái tên Vô Điền dần đổi sang Tân Điền, Phú Điền và
giờ là Tiên Điền. Ngay cái bến sông này cũng có nhiều tên, lúc thì
gọi là Thanh Long, lúc thì gọi là Long Vĩ, lại còn có tên là Tả Úc nữa!
Giờ đây thì gọi là Giang Đình. Những bến sông thường là nơi cánh
phu kiệu dừng lại nghỉ ngơi, chờ đợi Vua quan đi kinh lý trong vùng
được gọi chung là Giang Đình cả. Nhưng bến Giang Đình được xem
như là một cái tên riêng. Bến hướng ra mặt sông Lam mênh mông
mà bờ bên kia là thành Nghệ An giống như một con rùa khổng lồ,
là pháo đài vững chắc. Phía tây và tây nam trập trùng chín chín đỉnh
của núi Hồng như những dải tường thành, còn phía đông là Cửa
Hội

(1)

trời nước mênh mông. Trên sông thuyền về tấp nập, lại có

những ngọn núi nhỏ rải rác trên cánh đồng sát bãi sông, đứng xa
trông lại tưởng như những cánh buồm no gió. Đó là những núi có tên
Rú Đùm Cơm, Rú Con Mèo, Rú Mồng Gà. Bến đò Giang Đình
(Giang Đình cổ độ) trở thành một cảnh đẹp của Nghi Xuân bát cảnh
(Tám cảnh đẹp ở Nghi Xuân).

Nguyễn Du hướng nhìn về phía làng Tiên Điền thấp thoáng

sau những dải cát trắng nhấp nhô và những hàng cây phi lao vi vút,
hỏi Nguyễn Thiện:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.