NGUYỄN DU TRÊN ĐƯỜNG GIÓ BỤI - Trang 194

tuần thì cầu đã làm xong. Mọi người ai cũng ghi nhớ. Dám nói
rằng đó là một việc có đạo lý, nhân đức”

(1)

.

Nguyễn Hành nói với Nguyễn Du:

-Làng mình có nhiều địa điểm cũng đáng tự hào lắm chú ạ! Chú

có nhìn thấy cái mô đất cao vuông vuông kia không? Phía sau đó
còn có một doi cát chạy dài nữa. Mô đất ấy gọi là ấn nổi, còn doi
cát hao hao hình chiếc bút lông. Cả đám ấy gọi chung là gò Bút.
Thế đất này khiến cho làng ta nhiều người đỗ đạt, nhiều người
gắn mình với chữ nghĩa văn chương.

Nguyễn Thiện nói thêm:

-Không rõ lý thuyết phong thủy đúng sai như thế nào, nhưng

quả thật họ nhà ta cũng đáng tự hào về truyền thống bút sách.

Nguyễn Du ngẫm nghĩ những lời bàn của hai người cháu thấy

đúng thế. Họ Nguyễn Tiên Điền lập nghiệp từ thế kỷ thứ XVIII ở
đây, từ Nam dương hầu Nguyễn Nhiệm đến nay đã sáu, bảy đời, có
đến mấy chục người đỗ từ Tam trường đến Tiến sĩ, làm quan cho
nhà Mạc, nhà Lê, cho Chúa Trịnh, cho Tây Sơn. Có những người
không làm quan ở nhà dạy học, bốc thuốc cũng rất nổi danh. Ngay
cả mấy người con gái Nguyễn Khản là Nguyễn Thị Bành, Nguyễn Thị
Đài cũng hiểu biết quốc âm và nắm được luật thi phú.

Những ngày đầu về quê, Nguyễn Thiện, Nguyễn Hành đưa

Nguyễn Du đi thăm hỏi họ hàng, quan sát cảnh trí làng mạc để hình
dung, xác định vị trí, cách thức xây nhà thờ cho cả họ. Công việc
không mấy khó khăn vì có Nguyễn Ức biết thiết kế, tính toán
trông coi. Còn tiền thì có Nguyễn Nễ chu cấp. Những phần việc
nặng nề thì anh em trong họ khá đông, ai cũng sẵn sàng góp công.
Chỉ có một chuyện Nguyễn Du phải quyết định mà còn vài ý kiến
chưa thật đồng thuận. Đó là có nên đắp nổi lại các ngôi mộ của cụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.