NGUYỄN DU TRÊN ĐƯỜNG GIÓ BỤI - Trang 38

Việt Nam là Nguyễn Đăng Tiến. Vì Cai Gia còn hơn tuổi Nguyễn
Khản nên Nguyễn Du rất kính nể, vẫn thường gọi là Đại Lang, xem
ông này như anh cả trong nhà.

Có Cai Gia chỉ dẫn cho Nguyễn Du, Nguyễn Khản yên tâm hơn bởi

ông luôn lo lắng nếu Nguyễn Du cứ ở mãi vùng Sơn Nam - cửa ngõ
của những sự biến loạn - hoặc về Thăng Long trong những ngày
nhốn nháo nhiễu nhương.

Nguyễn Khản được phục chức nhưng thế lực của kiêu binh vẫn

rất lớn. Bọn lính tráng ô hợp cứ kéo từng đoàn, từng lũ đến các nhà
buôn bán trong thành sách nhiễu, dọa dẫm mua bán như ăn cướp,
thậm chí quỵt tiền. Đặc biệt bọn trong nhóm cầm đầu kiêu binh
hơn 30 người như Nguyễn Bằng, Nguyễn Trù thì luôn đưa ra hết
yêu sách này đến yêu sách kia ép nhà Chúa thăng thưởng. Họ không
chỉ có được tiền bạc, còn được cấp mỗi người một đạo “không đầu
sắc”, cho phép được nhường chức cho người thân nếu họ qua đời để
tỏ việc đền công một cách phi thường. Không một quan viên nào có
thể khống chế được kiêu binh mà chỉ có thể ràng buộc chúng một
cách lỏng lẻo.

Dương Khuông - được bổ nhiệm cùng với Nguyễn Khản, cũng là

người có nhiều mối lo lắng bởi nạn kiêu binh - đã tìm gặp Nguyễn
Khản bàn.

-Kinh thành nay đang bị lũ kiêu binh ô hợp làm cho rối loạn đến

độ cung Vua phủ Chúa cũng phải thấp thỏm không yên. Quan tham
tụng có kế sách gì để pháp luật được giữ vững?

Nguyễn Khản nói:

-Xây dựng một nước mà không dùng đến lễ nghĩa thì thế nào

nước cũng loạn vong. Lũ kiêu binh là lũ ô hợp, danh nghĩa, chức phận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.