cháu như Nguyễn Quýnh, Nguyễn Nễ, Nguyễn Du, Nguyễn Thiện,
Nguyễn Hành đều học võ với Cai Gia. Trong số đó, Nguyễn Du là
người được Cai Gia quý mến nhất.
Thường thì thầy nào cũng thích trò giỏi, thích trò làm đúng như ý
mình thậm chí cách đi đứng, ứng xử cũng na ná mình. Nhưng Nguyễn
Du thì không thế. Chiêu Bảy hồi nhỏ thông minh, đặc biệt cậu học
kiếm rất nhanh, lại có khả năng biến chiêu ảo diệu trong những
cuộc giao đấu đối kháng khiến cho Cai Gia rất thích. Nhưng
Nguyễn Du chỉ dừng ở mức ấy thôi chứ tuyệt nhiên không bộc lộ cái
khát vọng tung hoành bằng kiếm cung. Cai Gia nhận ra Nguyễn Du
có những nét rất khác thường và vì thế ông rất chú ý đến cậu.
Ông thấy Nguyễn Du có những thâm trầm, những suy nghĩ sâu
lắng chứ không phải người xông xáo, ồn ào. Tự dưng ông có một
cảm nhận mơ hồ. Ông cho rằng cuộc đời của chàng trai này sẽ
chẳng xuôi chèo mát mái. Cai Gia chú ý chăm sóc Nguyễn Du nhiều
hơn cũng vì lẽ đó.
Còn Nguyễn Du cũng thật lòng yêu mến, quý trọng Cai Gia. Tuổi
thơ của Nguyễn Du chỉ có hai người trực tiếp chăm sóc hằng ngày.
Người thứ nhất là mẹ. Nhưng bà Tần chỉ có thể chăm con bằng
bữa cơm, giấc ngủ. Nguyễn Du còn có một người em trai là Nguyễn
Ứ
c nên bà Tần phải lo lắng cho cả ba người con. Nguyễn Du tuy
gần mẹ và được mẹ trò chuyện giãi bày, nhưng trong đại gia đình, bà
Tần vẫn thụ động. Do vậy, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi tính cách
thâm trầm của mẹ! Còn người thứ hai chính là Cai Gia. Cai Gia
không chỉ dạy Nguyễn Du võ nghệ mà còn dạy cách giao tiếp, ứng xử
với bên ngoài. Cai Gia không đọc sách nhiều, chỉ võ vẽ chút ít chữ
nghĩa, nhưng những bài học mà Cai Gia dạy Nguyễn Du lại được
Nguyễn Du đối chiếu với những điều trong sách vở và thấy có
nhiều nét tương đồng. Bởi thế mà Nguyễn Du rất quí Cai Gia.
Nguyễn Khản cũng rất tinh, nhận ra điều này nên mới có ý gửi